Báo động tình trạng đưa nước mặn vào vùng ngọt hóa để nuôi tôm

Theo thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau, thời gian gần đây có nhiều hộ dân tự phát đưa nước mặn vào vùng quy hoạch ngọt hóa, vùng sản xuất lúa hai vụ và đất lâm nghiệp để nuôi tôm, gây thiệt đáng kể đến sản xuất và đời sống của hàng nghìn hộ dân.

Theo thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau, thời gian gần đây có nhiều hộ dân tự phát đưa nước mặn vào vùng quy hoạch ngọt hóa, vùng sản xuất lúa hai vụ và đất lâm nghiệp để nuôi tôm, gây thiệt đáng kể đến sản xuất và đời sống của hàng nghìn hộ dân.

Việc này làm cho tình trạng xâm mặn, nhiễm mặn vốn đang diễn ra gay gắt lại càng gay gắt hơn.

Tình trạng tự phát đưa nước mặn vào vùng ngọt hóa để nuôi tôm diễn ra tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình và thành phố Cà Mau.

Đặc biệt, từ đầu tháng 3 đến nay đã có hàng chục hộ ở ấp 4, ấp Tân Thời, ấp Tân Dân thuộc xã An Xuyên thuộc thành phố Cà Mau đã đồng loạt đưa nước mặn vào ruộng đang sản xuất lúa gây thiệt hại nặng nề cho hàng trăm hộ dân, buộc các hộ này phải phát đơn yêu cầu tới UBND tỉnh nhờ can thiệp.

Từ đầu năm tới nay, tỉnh Cà Mau đã có trên 20 vụ tự phát đưa nước mặn vào vùng ngọt hóa để nuôi tôm bị phát hiện, gây xâm mặn hàng trăm hecta đất sản xuất nông nghiệp.

Nhằm khắc phục tình trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải đã chỉ đạo cho các cơ quan chức năng phải triển khai ngay một số giải pháp. Theo đó, thực hiện kiểm tra để ngăn chặn kịp thời cũng như xử lý nghiêm hành vi tự ý đưa nước mặn vào vùng quy hoạch ngọt hóa. Đồng thời, tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức trong việc chấp hành pháp luật về vấn đề này. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên vi phạm phải xử lý nghiêm, bắt buộc khắc phục hậu quả để làm gương.

Cùng với việc rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sản xuất, hiệu quả sử dụng đất, qua đó bố trí cơ cấu hợp lý cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng, tỉnh cũng chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu đầu tư một số công trình thích hợp ở những vị trí xung yếu nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng đưa nước mặn vào vùng ngọt hóa để nuôi tôm.

Quan điểm của địa phương là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất, nhưng sản xuất phải tuân thủ quy hoạch; không chấp nhận những hành vi tự phát và cụ thể là không chấp nhận tình trạng tự ý đưa nước mặn vào vùng quy hoạch ngọt hóa.

Theo báo NNVN

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC