Bền vững mô hình cá lóc lồng kết hợp trê vàng

Tỉnh Bạc Liêu có nhiều lợi thế phát triển thủy sản, nhất là mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm sinh thái… Những năm qua, người dân ở đây cũng khá thành công với hình thức nuôi cá lóc lồng kết hợp thả cá trê vàng trên sông.

Ưu điểm vượt trội

Với hình thức nuôi này, thông thường người nuôi chọn loại lưới có kích thước mắt lưới 2,5 cm. Mùng lưới được bố trí trên sông gồm hai phần: Phần mùng lưới bên ngoài là một mùng lưới lớn hình chữ nhật bao bọc rộng 20 - 30 m2 dùng để nuôi cá trê vàng; phần phía trong mùng lưới có thể bố trí 2 - 3 mùng lưới nhỏ, mỗi cái rộng 8 - 10 m2 để nuôi cá lóc.

Trong đó, cần lưu ý để tránh tình trạng cá nuôi bị thất thoát, mùng lưới phía bên ngoài rộng gấp 2 lần các mùng nhỏ nuôi cá lóc bên trong, mùng lớn phía ngoài tận dụng nuôi được cá trê vàng. Cá lóc có thể nhảy cao 1 - 1,2 m nên miệng mùng phải cao hơn mặt nước khoảng 1,5 m và phải may lưới phía trên để tránh địch hại xâm nhập và cá nhảy ra ngoài làm thất thoát. So với phương thức truyền thống, trong mô hình nuôi kết hợp này cá trê vàng sẽ tận dụng lượng thức ăn dư thừa và sản phẩm thải từ cá lóc để làm thức ăn, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế.

Đối với hình thức nuôi cá lóc lồng kết hợp thả cá trê vàng, có thể bố trí mật độ nuôi cá lóc 100 - 150 con/m2, cá trê vàng 60 - 70 con/m2. Trong quá trình nuôi, thường xuyên kiểm tra sức khỏe cá để có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt, cá nuôi thường mắc phải một số bệnh: nấm thủy mi, ký sinh trùng, rận cá… khiến cá chết nhiều nếu không xử lý kịp thời. Do đó, khi gặp vấn đề khó khăn, người dân cần liên hệ với cán bộ kỹ thuật tại địa phương để được tư vấn kịp thời.

Nơi đặt mùng nuôi phải đảm bảo độ sâu tối thiểu 2 m, nguồn nước dồi dào, thông thoáng. Trước khi thả giống nên tắm cá bằng nước muối 3% (pha 300 g muối/10 lít nước) để loại bỏ hết ký sinh trùng bám trên da cá. Lượng thức ăn hàng ngày đạt 3 - 5% trọng lượng đàn cá lóc trong mùng; trong quá trình cho ăn hàng ngày trộn Vitamin C, khoáng vi lượng và tỏi tươi với liều lượng 5 - 10 g/kg thức ăn để tăng cường sức đề kháng và khả năng tiêu hóa ở cá. 

Khẳng định hiệu quả

Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có 250 - 300 lồng nuôi cá lóc/năm, với diện tích khoảng 950 - 1.000 m2, tập trung các xã Ninh Quới, Ninh Quới A (huyện Hồng Dân) và các xã Vĩnh Thanh, Hưng Phú, Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long); trong đó, một số hộ có nuôi kết hợp cá trê vàng. Thông thường, với diện tích mùng 10 m2, nếu nuôi cá lóc với số lượng 1.000 con và cá trê vàng 700 con, thì sau 5 - 6 tháng thả nuôi có thể thu hoạch 500 - 600 kg cá lóc và 150 - 200 kg cá trê vàng. Chi phí 10 - 13 triệu đồng. Lợi nhuận 8 - 10 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Nhỏ (ấp Mỹ Tân, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long), một trong những hộ nuôi điển hình của mô hình này chia sẻ: Với diện tích nuôi cá lóc lồng 100 m2, gia đình anh áp dụng mô hình đã được 6 năm, những năm đầu chỉ nuôi độc canh cá lóc; hai năm nay nuôi kết hợp thêm cá trê vàng thấy có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập. Anh Nhỏ cho biết, nuôi cá lóc trong mùng lưới trên sông kết hợp cá trê vàng phụ thuộc nguồn thức ăn nên tốt nhất nuôi 2 vụ/năm: Vụ 1 từ tháng 4 đến 5, thu hoạch khoảng tháng 7 - 8. Năm 2013, anh thả 8.000 con cá lóc lồng và 5.000 con cá trê vàng. Sau 6 tháng, thu hoạch 420 kg cá lóc và 130 kg cá trê, trừ chi phí lợi còn lãi 12 triệu đồng.

Cũng như anh Nhỏ, anh Nguyễn Văn Rở (ấp Mỹ Phú Đông, xã Hưng Phú, huyện Phước Long) có 100 m2 diện tích nuôi cá lóc lồng kết hợp cá trê vàng cho biết, năm 2013, với tổng chi phí 13 triệu đồng (cá giống, thức ăn, lưới mùng…), sau 6 tháng nuôi, anh thu hoạch 400 kg cá lóc, 150 kg cá trê, lợi nhuận 10 triệu đồng. Theo anh Rở, nguồn thức ăn cho cá lóc chủ yếu là cá tạp, cá vụn, có thể bổ sung thức ăn công nghiệp dạng viên nổi. Mô hình nuôi này nên lấy công làm lãi bằng hình thức bắt ốc bươu vàng cho cá ăn, vừa giảm chi phí thức ăn vừa làm giảm địch hại trên ruộng lúa.

Theo các chuyên gia, nuôi cá lóc trong mùng lưới kết hợp cá trê vàng trên sông không đòi hỏi vốn đầu tư cao. Thời gian tới, các cơ quan chuyên môn, ngành chức năng sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân trong sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào mô hình nuôi này, nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cao và bền vững hơn.

 

theo http://thuysanvietnam.com.vn/

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC