Biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường cao ảnh hưởng mạnh mẽ đến khai thác thủy sản

Một nghiên cứu dẫn đầu bởi Ernesto A. Chávez Ortiz công tác tại Viện Bách khoa quốc gia Mêxicô (IPN) cho biết, ngành thủy sản dựa vào các loài có vòng đời ngắn

Một nghiên cứu dẫn đầu bởi Ernesto A. Chávez Ortiz công tác tại Viện Bách khoa quốc gia Mêxicô (IPN) cho biết, ngành thủy sản dựa vào các loài có vòng đời ngắn, chẳng hạn như tôm hoặc cá mòi, đã bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi biến đổi khí hậu, bởi vì hiện tượng này ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chất diệp lục – một chất quan trọng cho thực vật phù du và cũng là thức ăn chính cho cả hai loài trên.

Công trình nghiên cứu này được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu liên ngành Khoa học biển (CICIMAR) từ IPN, cho thấy rằng trong những năm qua, không có sự thay đổi to lớn nào gây ra bởi biến đổi khí hậu, điều gây ảnh hưởng hơn đến nguồn lợi thủy sản chính là nhu cầu thị trường.

Trên toàn cầu, một phần nguồn lợi thủy sản rất lớn hiện đang được khai thác với công suất tối đa, một vài nguồn lợi đã bị khai thác vượt quá khả năng phục hồi và đang bị khai thác quá mức, Chávez Ortiz cho biết.

Các chuyên gia tại CICIMAR cho biết nghiên cứu này bao gồm cả phân tích về thời tiết và thủy sản khai thác, đồng thời khẳng định “rất nhiều sự thay đổi trong hoạt động khai thác thủy sản là do biến đổi khí hậu gây ra, nhưng vấn đề ở đây là vẫn chưa có bằng chứng nào để chứng minh cho điều đó”.

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã tìm ra một phương pháp rõ ràng và khách quan để biểu thị nó: Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu lịch sử của FAO về thuỷ sản, những dữ liệu từ năm 1950, so sánh với các dữ liệu của biến đổi thời tiết và đã phát hiện ra nhiều mối tương quan lớn.

Thay đổi mô hình đã được xác định, chẳng hạn như, trong những năm 70 đã có sự gia tăng về sản lượng cá mòi, trong khi những năm 80 sản lượng này lại sụt giảm xuống dưới mức trung bình, cùng thời điểm đó, khai thác tôm tăng lên trên mức trung bình nhưng lại sụt giảm trong những năm 90.

Theo cách này, biến đổi khí hậu đã được xác định vào giữa những năm 70 và cuối những năm 80 đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cá mòi và tôm trong vùng biển Thái Bình Dương ở Mêxicô, có khả năng là do hiện tượng El Nino. Trong trường hợp cụ thể là khai thác tôm, các tác động của hiện tượng này có liên quan đến nguồn nước đưa vào từ châu lục này, chẳng hạn như khi mùa mưa diễn ra thuận lợi, sẽ có sự gia tăng về sản lượng các loài giáp xác, sản lượng này sẽ sụt giảm khi không có mưa.

Các nhà nghiên cứu tại CICIMAR hiện đang làm sáng tỏ rằng phân tích về thủy sản đã sử dụng một mô hình mô phỏng cho phép đánh giá chiến lược khai thác tối ưu, thay đổi có thể xảy ra trong sinh khối của các nguồn lợi được phân tích, cũng như hậu quả lâu dài của biến đổi khí hậu, chẳng hạn như lốc xoáy, và đặt chúng bên ngoài những nguyên nhân mà khai thác thủy sản với cường độ lớn đã gây ra.

M.T. (Theo Sciencedaily)

Nguồn Bộ NN&PTNT

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC