Cá tra dưới góc nhìn của nông dân xuất ngoại

Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã (HTX) kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ…, là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (Ba Nghiệp), "đại gia" nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đúc kết được sau nhiều chuyến đi nước ngoài.

Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã (HTX) kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ…, là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (Ba Nghiệp), "đại gia" nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đúc kết được sau nhiều chuyến đi nước ngoài.

"Không như mình nghĩ"     

Đó là cảm nhận của ông Ba Nghiệp sau khi trở về từ Hội chợ thủy sản Brussels (Bỉ), một trong những hội chợ chuyên ngành thủy sản thường niên lớn nhất thế giới hiện nay.

"Tôi đại diện cho nông dân nuôi cá ĐBSCL, đi theo chương trình dự án SUPA của Đại học Cần Thơ. Cùng đi còn có 6 doanh nghiệp thủy sản khác. Hồi trước, ở nhà lo nuôi cá, tôi cứ nghĩ con cá tra của mình chiếm vị trí quan trọng tại những hội chợ thủy sản lớn; nhưng qua đó mới thấy sản phẩm cá tra chỉ nằm khiêm tốn trong không gian rộng thênh thang với đủ loại thủy sản khác nhau", ông nói.

"Quan sát hầu hết gian hàng thủy sản của các nước khác, tôi thấy họ không chỉ trưng bày hình ảnh và sản phẩm mà còn chú trọng giới thiệu tiêu chuẩn chất lượng thủy sản. Tên các tiêu chuẩn quốc tế như ASC, SQF, GlobalGAP… được người ta dán to tướng nơi gian hàng quảng bá. Tôi thấy trước nay, mình vẫn nuôi cá theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng chưa chú trọng quảng bá các tiêu chuẩn này, trong khi người tiêu dùng thế giới rất coi trọng tiêu chuẩn chất lượng", ông nhận xét.

http://thuysanvietnam.com.vn/uploads/article2/baiviet/nuoitrong/z300-Thuy-san-Viet-Nam4750-.jpg
Người nuôi cá tra đang đơn độc - Ảnh: Sáu Nghệ

"Nhiều người hỏi kỹ về quy trình sản xuất cá tra, tôi nói rõ với họ về cách xây dựng, quản lý vùng nuôi ở ĐBSCL theo hướng sản xuất bảo đảm chất lượng, thân thiện môi trường và cộng đồng. Tôi nghĩ, mình làm sao thì nói vậy để họ hiểu hơn về cá tra Việt Nam", ông bộc bạch.

Thời cơ cho cá tra

Từng dự khóa học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp ở Hàn Quốc, do Liên minh HTX quốc tế (ICA) tổ chức, ông Nguyễn Hữu Nguyên cho rằng tuy cá tra Việt Nam đang bị cạnh tranh với nhiều loại thủy sản khác nhưng nếu chủ động thì hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị trường, khi sản lượng thủy sản đánh bắt xa bờ trên thế giới đang giảm.

"Ở Hàn Quốc, tôi học được nhiều điều về cách đi lên từ nông nghiệp. Người ta quan niệm, dân có giàu thì nước mới mạnh, nên ưu tiên hàng đầu của chính phủ là giúp nông dân giàu lên. Họ làm ngành gì cũng đưa vào HTX. Tôi đến thăm những HTX ở Hàn Quốc, thấy trụ sở của họ to rộng, đội ngũ quản lý, nhân viên, kế toán, lễ tân… làm việc không khác một tập đoàn. Suốt thời gian dài, Chính phủ Hàn Quốc dồn sức phát triển nông nghiệp. Chính phủ hỗ trợ đến 50% phương tiện, chi phí sản xuất cho nông dân, để họ đi vào con đường làm ăn hợp tác và làm giàu từ nghề nông. Nhà nước không nhúng tay vào HTX và nông dân tin tưởng hoàn toàn vào đội ngũ quản lý HTX. Đội ngũ này được nhận lương cao nên làm việc hết mình. Anh nào làm không hiệu quả sẽ bị xã viên "lôi xuống", đưa người khác lên", ông Nguyên kể.

Đang giữ vai trò chủ nhiệm HTX thủy sản Châu Phú, ông Nguyên cho rằng, mô hình tổ chức HTX hiện nay không ổn. Ông góp ý: "Nhà nước cần quy hoạch vùng nuôi cá tra và hỗ trợ chi phí để người nuôi cùng tham gia HTX. Ban Quản trị HTX là người quyết định tất cả các khâu sản xuất, từ chọn lựa tiêu chuẩn, thời điểm thả nuôi, số lượng cụ thể. Trong vùng nuôi rộng lớn, thức ăn được đấu giá công khai, doanh nghiệp nào cung ứng rẻ thì ban quản trị HTX ký hợp đồng. Gần đến thu hoạch, xã viên giao toàn quyền cho ban quản trị tổ chức đấu giá cá nguyên liệu; doanh nghiệp nào đủ tiền, trả giá cao thì được mua, chứ không phải cứ đến mua lẻ tẻ rồi ép giá người nuôi, ngâm tiền không trả như lâu nay. Chỉ có quy hoạch sản xuất và tổ chức HTX kiểu mới thì người nuôi cá mới có lãi, con cá tra mới phát triển bền vững và nông dân mới giàu lên được".

Trò chuyện với ông Nguyễn Hữu Nguyên, các chuyên gia Hàn Quốc cho rằng Việt Nam có ưu thế nuôi cá tra số lượng lớn mà nhiều nước khác muốn cũng không được; vấn đề là phải có quy hoạch, định hướng và người nuôi phải tham gia hợp tác xã.

Theo báo Thuỷ Sản Việt Nam

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC