Cá tra và những giá trị giả - thật

Giá trị thật của cá tra ra sao và đâu là nguyên nhân của "cái chết" mà ngành cá tra phải vượt qua? Câu chuyện về cá tra cũng có thể xảy ra với bất kỳ mặt hàng nào nếu không nhìn nhận nghiêm túc về giá trị thật và giá trị ảo.

Giá trị thật của cá tra ra sao và đâu là nguyên nhân của "cái chết" mà ngành cá tra phải vượt qua? Câu chuyện về cá tra cũng có thể xảy ra với bất kỳ mặt hàng nào nếu không nhìn nhận nghiêm túc về giá trị thật và giá trị ảo.

Giá trị ảo nhiều hơn giá trị thật

Nhiều người làm trong ngành cá tra đã nói rằng ngành này "ảo nhiều hơn thật" và đây chính là nguyên nhân khiến ngành cá tra khốn đốn. Chẳng hạn khi nói đến đội ngũ hùng hậu của ngành cá tra, một chủ doanh nghiệp nói với tôi là có khoảng 300 doanh nghiệp đang tham gia lĩnh vực này, song chỉ khoảng 30 thực sự có kinh nghiệm, đầu tư nghiêm túc, có thị phần ổn định và có thương hiệu. Như vậy phần lớn các doanh nghiệp khác là "tát nước theo mưa", "thấy người khác ăn khoai cũng vác mai đi đào". Qua thực tế, chúng tôi cũng gặp không ít người coi kinh doanh cá tra như một ngành dịch vụ để mua đi bán lại, mua rẻ bán đắt, hơn là đầu tư vào các trại nuôi, đầu tư vào giống, khoa học kỹ thuật… Vì vậy nên ngành chỉ mạnh về cái ngọn.

Cá tra khác tôm. Tôm là mặt hàng mang tính thế giới, nên công nghệ khoa học, thậm chí vốn được cả thế giới quan tâm. Đơn cử như thức ăn tôm được rất nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đầu tư nghiên cứu, cải tiến thường xuyên. Ngược lại, cá tra là mặt hàng do Việt Nam nắm vị trí chủ đạo, chiếm 80% thị phần thế giới, nhưng hệ thống cơ sở vật chất, nhân lực, khoa học cũng như làm thị trường không thể so với tôm. Còn nhớ trước đây một công ty thủy sản lớn dự kiến đầu tư vào một viện nghiên cứu khoa học nhưng dự án này đã thất bại.

May mắn là cá tra ít bị dịch bệnh hơn tôm, do vậy tỷ lệ nuôi thành công nhiều. Song do không cải tiến về khoa học kỹ thuật, quy trình, thức ăn… nên giá thành cá tra không giảm được, dù giá trị xuất khẩu tăng. Trong khi đó, theo xu hướng tất yếu thị trường, khi nhập khẩu nhiều và người tiêu dùng đã không còn háo hức như ban đầu thì giá bán sẽ phải giảm. Cuối những năm 1990, giá cá tra Việt Nam tại Mỹ bình quân khoảng 4,93 USD/kg thì những năm gần đây chỉ còn 1,8 - 2,5 USD/kg, giảm khoảng 40%. Quá trình giảm giá này là đúng quy luật thị trường, khi cầu dần bão hòa mà cung tiếp tục tăng. Song không ít doanh nghiệp vẫn không tiên liệu được khó khăn, ngủ yên trong quá khứ vinh quang rồi bối rối trước việc lợi nhuận giảm mà rất ít biện pháp ngăn chặn đà giảm.

http://thuysanvietnam.com.vn/uploads/article2/baiviet/tieu%20diem/trabasa293-.jpg

Hiện, một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra đang... tự hạ giá mình - Ảnh: Huy Hùng

Giá trị thật vẫn còn

Cá rô phi và một số loại cá thịt trắng khác đang cạnh tranh thị trường với cá tra là đúng với nhu cầu thị trường. Người mua muốn "đổi món", người cung cấp muốn đa dạng hóa sản phẩm. Song, cá rô phi không còn mới mẻ gì với thế giới và nó cũng được nuôi rất nhiều, do đó khả năng cá rô phi Việt Nam cạnh tranh với các nước chắc chắn sẽ thấp hơn sức cạnh tranh của cá tra nhiều. Còn các loại cá thịt trắng khác phần lớn do đánh bắt và sản lượng đánh bắt không thể tăng mãi được.

Khách hàng các nước đều đánh giá cao cá tra và thấy đây là loại cá ngon, có dinh dưỡng phù hợp con người, nhiều năng lượng nhưng ít gây béo phì. Với các nhà cung cấp thì sản phẩm cá tra được Việt Nam cung cấp ổn định, chất lượng nuôi trồng ngày càng cao và đồng đều.

Nhìn chưa xa

Nhiều ý kiến cho rằng không ít người nuôi cá tra đang có tầm nhìn thiển cận. Chẳng hạn, các nhà phân phối cho biết: "Giá cá tra do phía Việt Nam quyết định. Các doanh nghiệp lại tranh mua tranh bán, tự mình hạ giá chứ không phải ai khác". Hạ giá để tiêu thụ hàng của mình, cũng là để triệt tiêu đối thủ. Song kết cục là uy tín thương hiệu giảm, bởi trong cơ chế thị trường, người ta đánh giá chất lượng và uy tín sản phẩm dựa vào giá của nó. Giá càng rớt thì người mua càng e ngại về sản phẩm đó. Kết cục các doanh nghiệp đều chịu khủng hoảng.

Khi dịch bệnh tôm xảy ra, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước ngồi lại với nhau để hạ giá con giống, thức ăn, hoặc duy trì giá phù hợp, để cứu nông dân. Trong khi đó, lúc cá tra rớt giá thì chi phí đầu vào (thức ăn, nhân công, thuốc thú y…) không giảm mà còn tăng thêm. Người ta thấy ngành cá tra không có được sự đoàn kết, không có cái nhìn toàn cục như ngành tôm. Vẫn nặng tư tưởng "khôn sống, dại chết" chứ không phải tư tưởng "cùng nhau tồn tại".

Cần mạnh tay?

Một vài doanh nghiệp cho biết họ sẵn sàng đứng ra "đấu thầu" thương hiệu cá tra, độc quyền xuất khẩu mặt hàng này để nộp thuế cho nhà nước và hoàn toàn có thể đưa giá cá tra xuất khẩu cao gấp từ hai đến năm lần hiện nay mà người tiêu dùng vẫn vui lòng. Song việc "độc quyền" phân phối một sản phẩm quốc gia là điều không thể thực hiện, chưa kể nó còn có thể phạm luật canh tranh của một số nước.

Trong cơ chế thị trường, việc can thiệp của nhà nước và các hiệp hội là rất hạn chế, nhưng không phải không cần thiết trong một số trường hợp. Nhiều hội nghị, người dân than phiền là việc xử lý những sai phạm trong ngành cá tra còn quá ít, quá nhẹ tay. Ngành cá tra cần phải có những thay đổi rất lớn, thậm chí thay đổi cả một thế hệ nghĩ và làm về cá tra. Trong đó, phải đặt lợi ích ngành, lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cục bộ, cá nhân hay địa phương.

Điều có lợi nhất đối với ngành cá tra trong việc phục hồi xuất khẩu là không gặp nhiều sự cạnh tranh trực tiếp từ bên ngoài, do vậy, nếu thống nhất được việc tổ chức sản xuất, xuất khẩu hợp lý từ trong nước, thì tiếng nói ngành cá tra sẽ trọng lượng hơn. Khi giá cá tra giảm thì lợi nhuận của nhà phân phối cũng giảm, sức hút của cá tra cũng giảm. Do vậy, việc phục hồi uy tín thương hiệu là cần thiết và do đó các doanh nghiệp rất cần sự tổ chức lại ngành cá tra theo hướng kinh doanh hiện đại và có trách nhiệm hơn với cộng đồng.

Hoàn cảnh có bất lợi hơn trước nhưng ưu điểm vượt trội của cá tra không thay đổi (hàm lượng dinh dưỡng cao, giá bán cạnh tranh, phù hợp khẩu vị nhiều người tiêu dùng...).

Theo Báo Thuỷ Sản Việt Nam

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC