Cẩn thận trước nguy cơ 'hết đường vào EU'

Ngành thủy sản Việt Nam vẫn chưa hết sốc trước việc Liên minh Châu Âu (EU) công bố “giơ thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này thì vừa lại có thông tin một tàu cá nước ngoài vi phạm IUU nghi được cập cảng Việt Nam khiến lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải lên tiếng. Sự việc này cho thấy, doanh nghiệp muốn làm ăn trong thời hội nhập càng phải tôn trọng pháp luật quốc tế.

Ngành thủy sản Việt Nam vẫn chưa hết sốc trước việc Liên minh Châu Âu (EU) công bố “giơ thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này thì vừa lại có thông tin một tàu cá nước ngoài vi phạm IUU nghi được cập cảng Việt Nam khiến lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải lên tiếng. Sự việc này cho thấy, doanh nghiệp muốn làm ăn trong thời hội nhập càng phải tôn trọng pháp luật quốc tế.

http://image.baophapluat.vn/w620/Uploaded/nguyennhumai/2017_11_18/1_RQYQ.jpg
Công nhân Việt Nam đang chế biến thủy sản xuất khẩu

Nguy cơ "hết đường vào EU"

Cuối tháng 10/2017, EU đã chính thức “giơ thẻ vàng” đối với hải sản Việt Nam, với lý do những nỗ lực của Việt Nam chưa đủ để chống các hành vi khai thác đánh bắt bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo (IUU). Trong vòng 6 tháng tới, nếu Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu mà EU đưa ra, thì nguy cơ sẽ bị "giơ thẻ đỏ", đồng nghĩa với việc cấm hoàn toàn việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào EU.

Từ đầu năm đến cuối 10/2017, hoạt động xuất khẩu hải sản của Việt Nam và EU vẫn diễn ra bình thường, nhưng 100% các lô hàng bị kiểm tra hồ sơ nguồn gốc sản phẩm khai thác. Như vậy sẽ dẫn đến thời gian lưu kho tăng, phát sinh chi phí kiểm tra, chi phí lưu kho đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU.

Theo quy trình, sau khoảng 6 tháng nữa, tức là đến ngày 23/4/2018, khi có kết quả của đoàn kiểm tra thuộc Tổng vụ Các vấn đề về biển và thủy sản của Uỷ ban Châu Âu (DGMARE) về việc triển khai các quy định về IUU của EU, sẽ có ba khả năng xảy ra với Việt Nam.

Một là, nếu Việt Nam triển khai đầy đủ, toàn bộ các quy định của Uỷ ban Châu Âu (EC) với các minh chứng cụ thể thì tình trạng cảnh báo sẽ được dỡ bỏ. Hai là, nếu việc triển khai các quy định của EU về IUU có tiến bộ, EC có thể gia hạn để hoàn thiện các nội dung còn thiếu. Ba là, trong trường hợp cảnh báo của EC không được thực hiện, triển khai không hiệu quả, EC sẽ ban hành biện pháp "thẻ đỏ".

Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đây là một thách thức lớn đối với ngành khai thác và chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Những hệ lụy có thể xảy ra là uy tín và thương hiệu của ngành thủy sản bị ảnh hưởng; xuất khẩu sang thị trường EU bị sụt giảm, đồng thời tác động xấu đến việc xuất khẩu sang các thị trường khác như Mỹ - nước chuẩn bị áp dụng hệ thống kiểm soát thủy sản nhằm chống khai thác IUU từ ngày 1/1/2018...

Tuy nhiên, việc EU rút thẻ vàng đối với Việt Nam cũng là cơ hội để ngành khai thác hải sản Việt Nam đánh giá lại thực trạng, tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện hệ thống quản lý nghề cá để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Trước đó, hồi tháng 5/2017, Đoàn công tác của Tổng vụ các vấn đề Biển và Thủy sản của EC (DG-MARE) từng đưa ra 5 khuyến nghị liên quan đến IUU gồm: Đề nghị sửa đổi Luật Thủy sản, hướng tới xây dựng Luật Thủy sản phù hợp với các cam kết quốc tế tại các Điều ước, Hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia; Phải quản lý đội tàu và cường lực khai thác dựa trên những đánh giá đúng đắn về nguồn lợi và trữ lượng loài, để giảm thiểu tác hại của hoạt động khai thác quá mức.

Ngoài ra, Việt Nam cần thực hiện tốt hơn trách nhiệm của quốc gia mang cờ trong việc quản lý và thanh, kiểm tra các tàu khai thác mang cờ Việt Nam; cần sửa đổi và hoàn thiện hệ thống chứng nhận khai thác thủy sản và quy trình/cơ chế chứng nhận để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường nhập khẩu về truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác. Việt Nam cũng cần thể hiện rõ hơn những nỗ lực trong việc kiểm soát và ngăn chặn các tàu không được đăng ký tham gia vào hoạt động khai thác trên vùng biển quốc tế.

Trong khu vực ASEAN, trước Việt Nam, Campuchia đã bị EU giơ thẻ đỏ, Philippines và Thái Lan đã bị thẻ vàng.

Việt Nam không bảo hộ hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp

Trong bối cảnh đang hết sức "nóng" thì tại cuộc họp với VASEP và các doanh nghiệp mới diễn ra ở TP Hồ Chí Minh, bà Miriam Garcia Ferrer, Tham tán thứ nhất Trưởng ban Thương mại và Kinh tế của Phái đoàn EU tại Việt Nam đã thông tin về vụ việc một tàu cá nước ngoài vi phạm IUU nghi được cập cảng Việt Nam.

Liên quan đến thông tin trên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám khẳng định, Việt Nam tuyệt đối không "dung túng" hay bảo hộ cho các hành vi chống IUU.

Theo Thứ trưởng Tám, hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang giao cho các cơ quan chức năng, đặc biệt là Tổng cục Thủy sản và Cục Thú y điều tra, xác minh rõ thông tin này và trong tuần phải báo cáo với lãnh đạo Bộ. Nếu phát hiện có vi phạm thì sẽ xử lý nghiêm các trường hợp này.

"Việt Nam đang bị EU cảnh cáo thẻ vàng về IUU nên phải nỗ lực rất lớn để khắc phục vấn đề này. Hiện Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo sát sao các bộ, ngành liên quan trong việc chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp. Do vậy, không có lý do gì mà Việt Nam lại “dung túng” hay “bảo hộ” cho các hành vi khai thác bất hợp pháp như trên” - Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh.

Theo VASEP, hiện có 62 doanh nghiệp cam kết chỉ thu mua nguyên liệu hải sản từ những tàu cá khai thác hợp pháp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chỉ nhập khẩu hải sản khai thác có nguồn gốc khai thác hợp pháp; không thu mua hải sản của các tàu cá đánh bắt bất hợp pháp, khai thác không có giấy phép, không có nhật ký và không báo cáo theo quy định, khai thác bằng ngư cụ bị cấm. Đồng thời, nói không với những loài hải sản quý hiếm, những sản phẩm đánh bắt có kích cỡ nhỏ hơn quy định...

VASEP còn chung tay với Tổng cục Thủy sản, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hợp tác Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và các cơ quan liên quan thực hiện chương trình hành động quốc gia chống khai thác IUU.

Theo báo Pháp Luật

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC