Cảnh báo cúm gia cầm H7N9 ở Trung Quốc: 2 nạn nhân tử vong
Ngày 17-1, truyền thông Trung Quốc đưa tin, 2 bệnh nhân nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 đã tử vong ở phía Đông tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết, chỉ riêng tỉnh Phúc Kiến tính từ đầu năm 2015 cho đến nay, đã có 15 ca nhiễm cúm gia cầm H7N9 . Hơn nữa, theo báo cáo ở các tỉnh lân cận, Giang Tây, khu đô thị Thượng Hải và Chiết Giang cũng đã ghi nhận một số ca nhiễm mới.
Dịch cúm virus lây lan nhanh chóng ở Trung Quốc vào năm 2014, theo số liệu thống kê của cơ quan y tế Bắc Kinh cho thấy, từ tháng 1 đến tháng 10, có tất cả 310 trường hợp bị nhiễm virus cúm gia cầm, trong đó có tới 132 trường hợp tử vong.
Trong năm 2013, Trung Quốc ghi nhận có 144 người bị nhiễm virus kể từ khi “dịch bệnh” bùng phát vào tháng 3 và có 46 nạn nhân đã tử vong.
Dịch cúm gia cầm H7N9 ở Trung Quốc (Ảnh AFP)
Giới quan chức đang rất lo ngại rằng virus H7N9 có thể lây truyền giữa người với người, gây nên một “đại dịch toàn cầu”. Thế nhưng, theo Tổ chức Y tế thới giới cho hay, virus H7N9 lây nhiễm giữa các loài chim cũng như các loài gia cầm với nhau, nhưng vẫn chưa có bằng chứng cho thấy chúng có thể lây truyền giữa người với người.
Theo báo cáo bên Đài Loan cho biết, vào ngày thứ bảy (17-1), họ đã bắt đầu tiêu hủy 22.000 con chim bị nhiễm chủng virus H5. Đây là “đại dịch” kinh hoàng nhất trong một thập kỷ qua, hơn 200.000 gia cầm đã bị giết chỉ trong vòng một tuần.
Bên phía Đài Loan đã thông báo có một “ổ dịch” H5N2, tuy nhiên vẫn chưa có ghi nhận nào về trường hợp tử vong do nhiễm H5N1, mặc dù chính quyền cho biết các loài chim thú nhập lậu từ Trung Quốc đã được thử nghiệm là dương tính với chủng này vào năm 2005 và 2012.
Theo Báo Hội Thú Y Việt Nam
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)