Chất dinh dưỡng thiết yếu trong nuôi trồng Thủy Sản
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của ngành nuôi trồng thuỷ sản với qui mô thâm canh và bán thâm canh thì nguồn thức ăn tự nhiên sẽ không đủ cung cấp các thành phần dinh dưởng cho tôm , cá như protein , chất béo , vitamin , khoáng chất … , điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm , cá , ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu . Dinh dưỡng không chỉ đóng vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của động vật thủy sản, động vật thuỷ sản cần 40 chất dinh dưỡng khác nhau và được cung cấp từ thức ăn, có những chất bản thân động vật thuỷ sản không tự tổng hợp được gọi là chất dinh dưỡng thiết yếu, nhóm dinh dưỡng thiết yếu bao gồm nhóm amino acid, vitamin , khoáng vi lượng …
Protein là nguồn cung cấp acid amin thiết yếu ,ngoài vai trò tạo cấu trúc còn có vai trò tạo năng lượng, do đó khi thiếu protein thì động vật chậm sinh trưởng, chậm phát dục, sức sinh sản giảm và giảm khả năng kháng bệnh. Đối với cá tra, nhu cầu protein cho sinh trưởng và đảm bảo sức khỏe của cá theo giai đoạn phát triển là từ 24-36%, nhu cầu lysine và methionine lần lượt là 5,35% và 2,67%/kg protein. .
Lipid là nguồn cung cung cấp acid béo thiết yếu , thành phần quan trọng cấu tạo màng tế bào, tạo mùi vị kích thích tôm , cá ăn nhiều hơn … mức sử dụng lipid cho tôm (0,5 – 3g là 6,7 % , 3-15g là 6,3 % , 15 -30g là 6 % ) trong đó cần quan tâm đặc biệt đến 2 nhóm acid béo là Omega 3 và Omega 6, khi thiếu acid béo thiết yếu này tôm cá sẽ giảm sinh trưởng, tỉ lệ chết gia tăng và hiệu quả sử dụng thức ăn giảm. Ngoài ra, còn xuất hiện hiện tượng mòn vây đuôi, thoái hóa gan thể hiện gan sưng to, tái màu, giảm sinh sản (tỉ lệ nở của trứng và tỉ lệ sống ấu trùng và cá bột thấp). Trên tôm sú ở giai đoạn ấu trùng sự sinh trưởng sẽ tăng khi thức ăn được bổ sung 2% lecithin ,.ấu trùng sẽ khó khó lột xác khi thức ăn thiếu omega 3.
Các nguyên tố vi lượng như vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết bổ sung, cân đối trong thức ăn cho thủy sản.. Thuỷ sản nếu không được cung cấp đầy đủ vitamin sẽ dẩn đến sinh trưởng chậm, tỉ lệ sống thấp, khả năng chịu đựng với biến động môi trường kém, rối loạn một số chức năng sinh lý và dễ bị bệnh .
- Ở cá da trơn vitamin C rất cần cho quá trình trao đổi chất ,tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển , tăng sức đề kháng bệnh , đăc điểm của vitamin C là tan nhanh trong nước và chịu nhiệt kém , bản thân cá không thể tổng hợp được vit C do đó nếu thiếu vit C sẽ dẩn đến xuất huyết đầu , ăn mòn vây, mang , thiếu vit A dẩn đến thiếu máu , xuất huyết mắt ..
- Ở tôm thiếu B1 , B2 dẩn đến tôm nhạt màu , dể bị kích thích , rối loạn thần kinh , chậm phát triển ..., thiếu Biotin tỹ lệ sống thấp ...
chất khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình trau đổi chất , duy trì chức năng sinh lý cho tôm ,cá ... hiện nay người ta đã xác định được 23 loại khoáng chất cần cho tôm , cá thí dụ Ca , P cần cho quá trình hình thành xương cá , quá trình lột xác của tôm , thiếu Mg cá lờ đờ , giảm ăn , tỹ lệ chết cao , thiếu Zn tôm , cá giảm tăng trưởng , giảm sức sinh sản ...
Hiện nay hầu hết những người nuôi thủy sản đều cho tôm , cá ăn thức ăn công nghiệp, hay còn gọi là thức ăn viên ( Pellet food ) và được chia ra là thức ăn viên chìm dùng cho tôm , thức ăn viên nổi dùng cho cá , trong thành phần thức ăn công nghiệp đã có sẵn nguồn Vitamin trong nguyên liệu (bột cá, bột thịt , bột xương, bột đậu nành…..) tuy nhiên trong quá trình gia nhiệt, ép đùn sẽ làm mất đi đáng kể hàm lượng các Vitamin chẳng hạn Vitamin A sẽ mất khoảng 20% , Vitamin PP (bao gồm niacin, nicotinic acid và nicotinamide) sẽ mất đi 20% trong quá trình ép viên , Vit B2 sẽ bị mất 26% ……ngoài ra .trong quá trình bảo quản thức ăn , nguyên liệu không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn ( sự ôi dầu , nấm mốc ..) khi cá ăn thức ăn bị ôi dầu thì sẽ giãm tỹ lệ sống , hệ số tiêu tốn thức ăn tăng cao, thịt cá có màu vàng, giảm chất lương thịt .., hàm lượng Vitamin cũng giảm đi như Vitamin A sẽ mất đi 53% sau thời gian 06 tháng bảo quản, Vitamin B6 sẽ mất đi 7 – 10% trong quá trình ép viên và bảo quản .Do đó để bảo đảm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưởng thiết yếu cho thuỷ sản , chúng ta cần bổ sung thức ăn dinh dưỡng thiết yếu , thường được gọi dưới tên là Premix .
Premix là hổn hợp chứa hoạt chất ( acid amin , vitamin , nguyên tố vi lượng .. )và chất mang (cám , bột đá ... ) khi sản xuất , sử dụng cần quan tâm đến một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như :
- Tiêu chuẩn độ ẩm : rất quan trọng vì độ ẩm có liên quan đến sự phát triển vi sinh vât, ảnh hưởng đến thời hạn sử dụng .
- Tiêu chuẩn cảm quan : sản phẩm phải có màu đặc trưng , mùi thơm , không có mùi mốc hoặc hôi thối ...
- Tiêu chuẩn dinh dưỡng : thường được căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của tôm , cá ( DE hoặc ME hay Mcal/ kg hổn hợp ) tỹ lệ P/E , protein và acid amin , chất béo và acid béo , các chất khoáng vi lượng , vitamin ...và thường những tiêu chuẩn này được nhà sản xuất tính toán trước khi phối trộn do đó bà con chăn nuôi chỉ cần sử dụng theo hướng dẩn là đúng .
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩn của nhiều công ty trong và ngoài nước cung cấp , như công ty NAVETCO cũng sản xuất một số sản phẫm Premix dùng trong nuôi trồng thuỷ sản như : Navet – vitalyte , Navet – glucanmin , Navet-gluanvit , Navet-C min , Navet-sorvitol ...đây là những sản phẫm bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu rất hiệu quả khi sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản .
BS Lê Thành Nguyên(Cty NAVETCO)
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)