Cuộc tháo chạy của những xe tải chở lợn ở biên giới chờ bán sang Trung Quốc

Tại Việt Nam, các thương lái nhập với giá 50 nghìn đồng/kg, khi bán sang Trung Quốc sẽ được 60 nghìn đồng/kg. Riêng lợn con, nhu cầu xuất nhập “nóng” nhiều hơn.Lợn con xuất bán được phân chia theo trọng lượng. Loại nhỏ nhất từ 3 - 5kg, to nhất là 18 - 24kg.

Tại Việt Nam, các thương lái nhập với giá 50 nghìn đồng/kg, khi bán sang Trung Quốc sẽ được 60 nghìn đồng/kg. Riêng lợn con, nhu cầu xuất nhập “nóng” nhiều hơn.Lợn con xuất bán được phân chia theo trọng lượng. Loại nhỏ nhất từ 3 - 5kg, to nhất là 18 - 24kg.

Lợn con xuất bán được phân chia theo trọng lượng. Loại nhỏ nhất từ 3 - 5kg, loại hai từ 13 - 18kg, to nhất là 18 - 24kg. Các loại có giá bán chênh lệch từ vài trăm cho tới 1 triệu đồng.

http://nongnghiep.vn//upload//2016/5/15/665x448_17-52-34_lo4.jpg
Ngoài tác dụng tạo ra cơn sốt ngắn hạn, sự trồi sụt của thị trường xuất khẩu (XK) lợn tiểu ngạch sang Trung Quốc đang cảnh báo những hệ lụy đáng ngại.

Cuộc tháo chạy ở biên giới

Trước việc Trung Quốc ngừng thu mua lợn, các thương lái thu mua lợn tại Móng Cái (Quảng Ninh) như ngồi trên đống lửa. Với số lượng xe hàng còn tồn rất lớn, những thương lái này tìm đủ mọi cách “tuồn” lợn sang bên kia biên giới ở vùng nội địa. Anh Trương, một thương lái tại Móng Cái, cho hay, nếu như không giải phóng kịp thời lượng hàng này, nhiều người sẽ thua lỗ, thậm chí phá sản.

Theo anh Trương, cách đây khoảng một tuần, cả hai mặt hàng là lợn thịt và lợn con xuất qua Trung Quốc với số lượng tương đối nhiều. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 100 xe tải, mỗi xe khoảng 200 lợn to được xuất bán.

Tại Việt Nam, các thương lái nhập với giá 50 nghìn đồng/kg thì bán sang Trung Quốc sẽ được 60 nghìn đồng/kg. Riêng lợn con, nhu cầu xuất nhập “nóng” nhiều hơn. Lợn con xuất bán được phân chia theo trọng lượng. Loại nhỏ nhất từ 3 - 5kg, loại hai từ 13 - 18kg, to nhất là 18 - 24kg.

Các loại có giá bán chênh lệch từ vài trăm cho tới 1 triệu đồng. Anh Trương cho biết, trong đó, lợn có trọng lượng nhỏ nhất được phía Trung Quốc chuộng hơn chưa phải dùng nhiều kháng sinh, thức ăn chăn nuôi.

Nhưng khoảng một tuần trở lại đây, thị trường lợn tại Móng Cái đã “đóng băng”. Theo anh Trương, điều này là do chính sách nhập khẩu lợn từ Bắc Kinh. Hiện các thương lái đang tìm mọi cách giải quyết số xe lợn bị “đọng” lại tại Móng Cái.

Nhiều thương lái đã phải đánh xe tải ngược lên cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) “tuồn” vào nội địa Trung Quốc. Đánh hàng đi xa, lợn bị chết, cộng với bị rớt giá nhưng nhiều thương lái vẫn chấp nhận lỗ để giải phóng nguồn hàng.

Anh Trương than thở: “Làm ăn cả năm, nhưng chỉ một tuần như này, không khéo lỗ to. Bình quân lợn to giá 6 - 7 triệu đồng/con, một xe 200 con, nếu không giải phóng kịp thời mà lợn chết, không hiểu chuyện gì xảy ra”.

Trái ngược lợn to, anh Trương thông tin, những ngày qua, mặt hàng lợn con vẫn được xuất bán sang Trung Quốc với số lượng lớn. Trung bình mỗi ngày được 6 - 7 xe tải, mỗi xe chở được 5.000 - 6.000 đầu lợn.

Giá lợn đảo chiều

Ông Trần Văn Chiến, GĐ HTX Chăn nuôi và dịch vụ Cổ Đông Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, hiện HTX Chăn nuôi và dịch vụ Cổ Đông Sơn Tây có trên 300 xã viên. Tổng đàn lợn toàn HTX đạt trên 100.000 con. Mỗi năm, HTX này thường xuất đi 2 lứa lợn, tổng sản lượng đạt khoảng trên 150.000 tấn.

Thời gian qua, do giá lợn lên cao, nhiều hộ dân đã tự ý tăng đàn. Tuy nhiên, do chăn nuôi theo mô hình khép kín, diện tích trang trại có giới hạn, tỷ lệ này không nhiều, chỉ khoảng 5 - 7%. Nhiều hộ không mở rộng được diện tích thì dùng cách tăng số đầu con, chấp nhận chăn nuôi kín đặc, chật chội.

Theo ông Chiến, sản phẩm lợn thịt ở HTX chủ yếu xuất bán ra thị trường nội địa, trọng lượng từ 100kg trở xuống. Tuy nhiên, do giá lợn xuất bán Trung Quốc tăng cao, một số hộ đã nuôi cố, vỗ béo lợn đạt trọng lượng từ 130 - 140kg để bán cho thương lái.

Sau thời gian tăng giá, hiện giá lợn xuất bán Trung Quốc sụt giảm khiến những hộ này đang có nguy cơ thua lỗ. HTX cũng đã khuyến cáo người dân dừng tăng đàn, chú ý tới thị trường nhiều hơn khi chăn nuôi.

Ông Nguyễn Trọng Tấn, Trưởng phòng Chăn nuôi, Sở NN-PTNT Nam Định thì cho biết, tính tới ngày 1/4, tổng đàn lợn của tỉnh này đạt khoảng trên 700.000 con. Phương thức chăn nuôi của người dân chủ yếu vẫn là tự phát, nhỏ lẻ, khoảng 5 - 7 con/hộ và chủ yếu là chăn nuôi lợn thịt, xuất bán cho các tỉnh phía Bắc và Trung Quốc.

Theo ông Tấn, từ đầu năm đến nay, do giá lợn lên cao, người dân đã rục rịch tăng đàn, số lượng khoảng 10%. Thậm chí, nhiều hộ đã bắt đầu mở rộng chuồng trại, tăng đàn lợn nái.

Nắm bắt tình hình, ngành chăn nuôi Nam Định đã ra khuyến cáo, người dân không nên tăng đàn, càng tuyệt đối không chăn nuôi ồ ạt trong thời điểm này. Việc tăng đàn ồ ạt sẽ gây ra nhiều hệ lụy khi giá cả thị trường không ổn định. Thứ hai, khi tăng đàn, mà lại là nhỏ lẻ, tự phát, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất tiềm ẩn.

Tuy nhiên, khoảng 1 tuần nay, khi nghe ngóng thị trường, việc tăng đàn ở các hộ dân đang có dấu hiệu chững lại. Giá thu mua lợn trên địa bàn tỉnh cũng bắt đầu giảm. Khi cao điểm, các thương lái thu mua cho người dân với giá 57 nghìn đồng/kg.

Đến nay, dao động chỉ còn 51 - 52 nghìn đồng/kg. Ông Tấn nhận định, nhưng nhìn chung, việc chăn nuôi lợn chưa bị ảnh hưởng nhiều từ phía thị trường Trung Quốc do chủ yếu xuất cho tiêu dùng trong nước.

Nguồn tin: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC