'Đề án 1.000' chậm tiến độ

UBND tỉnh Hậu Giang vừa có buổi làm việc với các sở, ngành, ngân hàng và địa phương trong tỉnh về tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

UBND tỉnh Hậu Giang vừa có buổi làm việc với các sở, ngành, ngân hàng và địa phương trong tỉnh về tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

http://nongnghiep.vn//upload/2015/6/11/nong-dn-hu-ging-rt-muon-chuyen-sng-chn-nuoi-tp-trung-nhung-viec-tiep-cn-nguon-von-vy-qu-kho-khien-ho-nn-chi16122428.JPG

Nông dân Hậu Giang kỳ vọng đề án 1.000 sẽ giúp họ có điều kiện phát triển SX.

Được biết, thủ tục rườm rà, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng là những lý do khiến dự án bị chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra.

Được biết, thủ tục rườm rà, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng là những lý do khiến dự án bị chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra.

Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020 được tỉnh chia thành 4 hợp phần, gồm: Chuyển đổi 1.000 ha vườn tạp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao (hợp phần I); Chuyển đổi 1.000 ha mía kém hiệu quả sang cây trồng khác (II); Chuyển đổi 1.000 ha lúa vụ 3 sang trồng rau màu và nuôi trồng thủy sản (III); Chuyển đổi 1.000 hộ chăn nuôi heo, gà nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung (IV).

Vì vậy mà đề án này còn được gọi tắt là "đề án 1.000". Nông dân tham gia thực hiện đề án sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% lãi suất ngân hàng, thời gian hỗ trợ lãi suất từ 6 tháng đến 2 năm, tùy vào đối tượng cây trồng, vật nuôi cụ thể.

Đến nay đã qua 1 năm thực hiện nhưng tiến độ đề án rất chậm. Theo Sở NN-PTNT, đến hết tháng 5/2015, toàn tỉnh có 2.035 hộ nông dân đăng ký tham gia thực hiện đề án, đạt 39,5% kế hoạch.

Trong đó, nhiều nhất là hợp phần I, có 882 hộ đăng ký, với diện tích 468,7 ha. Hợp phần II có 306 hộ với diện tích 277 ha. Hợp phần III có 158 hộ, diện tích nuôi trồng thủy sản 105 ha, rau màu 41 ha. Hợp phần IV có 689 hộ, trong đó nuôi heo có hầm ủ biogas 197 hộ, nuôi heo trên đệm lót sinh học 238 hộ, nuôi gà trên đệm lót sinh học 207 hộ và đăng ký thực hiện cả 2 loại hình là 47 hộ.

Người dân háo hức khi đăng ký thực bao nhiêu thì lại thất vọng khi tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng bấy nhiêu. Sau khi Ban chỉ đạo các huyện phối hợp với ngân hàng tổ chức thẩm định, số hộ đủ điều kiện vay vốn rất thấp, chiếm chưa tới 20%.

Tính đến hết tháng 5, tổng số vốn đã triển khai thực hiện đề án là 21,8 tỷ đồng, trong đó ngân hàng phát vay cho 253 hộ với số tiền 14,56 tỷ đồng, còn lại là vốn dân tự thực hiện.

Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng NN-PTNT Châu Thành cho biết, khi tuyên truyền về việc triển khai đề án 1.000 người dân rất háo hức nhưng khi thực hiện thì người dân cảm thấy ngán ngẩm vì thủ tục quá phức tạp.

Trong 10 hộ trên địa bàn huyện đăng ký tham gia thì đến nay mới chỉ có 3 hộ tiếp cận được vốn ngân hàng.

Tương tự, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, Hồ Hoàng Hưng cũng cho biết, quy định về điều kiện được vay hỗ trợ lãi suất quá khó khiến số hộ đăng ký giảm dần.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các sở, ngành và địa phương, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: "Sở NN-PTNT cần xem xét, sửa đổi lại quy trình thủ tục sao cho gọn nhẹ, tránh tình trạng người dân phải đi nhiều nơi, đến nhiều cơ quan mới hoàn thành được hồ sơ. Đồng thời, mở rộng đối tượng tham gia, chứ không chỉ gói gọn ở các xã điểm nông thôn mới. Về phía ngân hàng, cần xem xét, nâng mức cho các hộ dân vay, không nhất thiết phải yêu cầu trả hết nợ mới được làm hồ sơ vay tiếp".


Chẳng hạn, hợp phần II huyện Châu Thành A có 39 hộ đăng ký tham gia, thẩm định được 34 hộ nhưng chỉ có 4 hộ được vay vốn. Hợp phần IV có 104 hộ đăng ký, thẩm định chỉ có 46 hộ đủ điều kiện.

“Hồ sơ đăng ký quá phức tạp, thủ tục giải ngân lại rườm rà khiến cho người dân nản lòng, không muốn tham gia”, ông Hưng cho biết lý do.

Ông Nguyễn Văn Đồng, GĐ Sở NN-PTNT cho rằng, nguyên nhân đề án 1.000 chậm tiến độ là do công tác thẩm định và giải ngân vốn vay ngân hàng rất chậm.

“Hầu hết các hộ nông dân đăng ký tham gia đều đã có vay vốn SX của các ngân hàng từ trước, trong khi ngân hàng quy định nông dân chưa vay hoặc phải trả hết nợ cũ mới được vay mới.

Chính vì vậy mà qua thẩm định các hộ đạt đủ điều kiện được vay vốn ngân hàng ở các địa phương rất thấp, chưa tới 20%. Bây giờ mà kiếm được hộ nông dân không thế chấp sổ đỏ vay vốn ngân hàng là rất khó”, ông Đồng khẳng định.

Theo Báo NNVN

 

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC