Dịch bệnh hoành hành, hàng chục ha tôm ở Nghệ An chết trắng

Hơn một tháng qua, người nuôi tôm ở Nghệ An như ngồi trên đống lửa khi hàng chục ha tôm thẻ chân trắng vụ 1 bị dịch bệnh chết đồng loạt.

Hơn một tháng qua, người nuôi tôm ở Nghệ An như ngồi trên đống lửa khi hàng chục ha tôm thẻ chân trắng vụ 1 bị dịch bệnh chết đồng loạt.

 

 


Hàng chục ha tôm ở Nghệ An chết trắng

Xã Quỳnh Bảng (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) có hơn 186 ha nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung ở xóm Tân Xuân, Mai Giang 1,… Do lợi nhuận từ nuôi tôm thẻ chân trắng cao hơn các loại tôm khác nên năm nay số lượng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng được mở rộng. Thời điểm này, bà con đã thả trên 80% diện tích ao nuôi nhưng có hàng chục ha phải xử lý lại toàn bộ để thả tiếp vụ mới do dịch bệnh, thiệt hại ước tính trên 2 tỷ đồng.

 

 


Xã Quỳnh Bảng có hơn 186 ha nuôi tôm

Trên diện tích 4.600m2, ông Nguyễn Khắc Vinh (SN 1971, trú tại xóm Tân Xuân, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu) nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, hơn 1 tháng nay, gia đình ông đứng ngồi không yên khi hàng vạn con giống tôm thẻ chân trắng nuôi đồng loạt chết.

Theo ông Vinh, từ đầu tháng 2 dương lịch, gia đình tiến hành thả nuôi tôm giống tại ao số 1 để ươm, khi tôm lớn sẽ cho vào những ao khác. Tuy nhiên, sau 2 tháng nuôi, tuân thủ quy trình chăm sóc nhưng tôm vẫn không lớn, chỉ bằng con tép.

“Gia đình tôi nuôi tôm đã gần 30 năm nay nhưng đây là vụ nuôi khó khăn và gây thiệt hại nặng nề nhất. Lúc thả nuôi thì thời tiết nắng, thuận lợi để tôm sinh trưởng nhưng thời gian vừa qua, mưa lạnh thất thường khiến môi trường thay đổi làm con tôm phát bệnh, chậm lớn. Không chỉ gia đình tôi mà nhiều hộ xung quanh cũng mất hàng trăm triệu đồng tiền giống và chi phí thức ăn”, ông Vinh buồn rầu.

 

 


Trên diện tích 4.600m2, gia đình ông Nguyễn Khắc Vinh chủ yếu nuôi tôm thẻ trắng. Tuy nhiên hơn một tháng nay, tôm đồng loạt chết, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Cùng chung cảnh éo le, ông Thái Bá Văn (SN 1969, trú xóm Thành Minh, xã Quỳnh Bảng) mặc dù thả nuôi chậm hơn nhưng vẫn không tránh khỏi dịch bệnh. Đầu tư hàng chục triệu đồng, công chăm sóc nay bỗng mất trắng.

“Chỉ 3-5 ngày sau khi xuất hiện bệnh, tôm chết đồng loạt, khiến chúng tôi không kịp trở tay. Hơn thế, thời điểm này dịch COVID-19 hoành hành, có thời điểm các nhà hàng đóng cửa, không tiêu thụ, giá tôm thương phẩm vì thế cũng giảm mạnh. Đầu vào cao, đầu ra không có khiến những người nuôi tôm như chúng tôi điêu đứng”, ông Văn nói.

 

 


Bệnh đốm trắng ở tôm

Ông Hoàng Công Dũng – Công chức Nông nghiệp xã Quỳnh Bảng cho biết: “Theo thống kê, toàn xã có khoảng 30 ha tôm bị dịch bệnh, riêng tôm bị đốm trắng là 0,5 ha; còn lại tôm bị bệnh nuôi chậm lớn. Đây cũng là năm đầu tiên người dân nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Từ đầu vụ đến nay, hầu như ngày nào cũng có tôm chết khiến cuộc sống của người dân vốn đã khó khăn nay lại càng chật vật”.

Cũng theo ông Dũng, nguyên nhân chính của tình trạng tôm nhiễm bệnh là do thời tiết năm nay thay đổi thất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Ngoài ra, một số hộ nuôi tôm không tuân thủ đúng lịch thời vụ và kỹ thuật chọn tôm giống trước khi thả nuôi do ngành nông nghiệp đề ra, ao nuôi không được xử lý đúng quy trình, thức ăn kém chất lượng, không đủ dinh dưỡng, chất lượng giống tôm kém,…

 

 


Tôm chết hàng loạt khiến cuộc sống người dân vốn đã khó khăn nay lại càng thêm chật vật

Ông Bùi Xuân Trúc – Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Toàn huyện Quỳnh Lưu hiện có 460 ha nuôi tôm. Tính đến giữa tháng 4/2020, tổng diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh, chậm lớn khoảng hơn 35 ha, tập trung chủ yếu ở 2 xã Quỳnh Bảng và An Hòa. Trước tình hình dịch bệnh, huyện đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương hướng dẫn người nuôi thực hiện đúng quy trình từ cải tạo ao, chọn giống, chăm sóc, phòng bệnh,… Đối với các hộ nuôi khi tôm bị bệnh phải báo ngay cho cơ quan thú y, công chức nông nghiệp để lấy mẫu xét nghiệm bệnh và thực hiện hỗ trợ hóa chất tránh tình trạng xả nước bừa bãi ra ngoài môi trường lây lan dịch bệnh cho vùng nuôi tôm khác”.

Tại thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) cũng có khoảng trên 10 ha tôm bị thiệt hại do dịch bệnh, tập trung ở một số vùng nuôi các phường Quỳnh Xuân, Quỳnh Liên,... Các bệnh thường gặp ở tôm như bệnh đốm trắng, bệnh hồng thân, bệnh đường ruột,…

Năm nay, dịch bệnh xuất hiện ở vụ nuôi đầu tiên gây thiệt hại nặng nề. Thiết nghĩ, nếu không có biện pháp giám sát xử lý triệt để và với diễn biến thời tiết thất thường như năm nay, diện tích số tôm bị chết sẽ không dừng lại, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến tôm nuôi vụ 2, vụ 3.

Theo báo Tiền Phong

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC