Dịch bệnh làm hơn 4.700 ha tôm bị thiệt hại

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến hết quý I, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 5.432 ha thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến hết quý I, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 5.432 ha thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước.

 

Dich benh lam hon 4.700 ha tom bi thiet hai - Anh 1

 


Tôm là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực. Ảnh: Internet

Trong đó, tôm nước lợ là đối tượng nuôi bị thiệt hại nhiều nhất với 4.720 ha (giảm 16,17%), chủ yếu là do biến đổi môi trường, thời tiết…

Do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, trong đợt thả nuôi từ tháng 12-2015 đến tháng 3 năm nay, diện tích thả nuôi tôm chỉ đạt khoảng 70-80% so với cùng kỳ năm 2015.

Thời gian qua, tình trạng xâm nhập mặn tại ĐBSCL diễn ra gay gắt không chỉ gây khó khăn, dịch bệnh cho việc nuôi tôm nước lợ mà còn gây nhiều khó khăn cho nuôi trồng thủy sản nói chung như: Nhiều diện tích nuôi thủy sản nước ngọt bị nhiễm mặn, chất lượng môi trường sinh thái bị ảnh hưởng, hệ sinh thái tại khu vực cửa sông, rừng ngập mặn của các động thực vật có thể bị hủy diệt và thay đổi; khu vực bãi triều nuôi nhuyễn thể bị ảnh hưởng trực tiếp khi nước biển dâng cao nên không thể tiếp tục nuôi…

Để ứng phó với tình trạng hiện tại, giải pháp được Cục Thú y đưa ra là tăng cường quan trắc môi trường nhằm đảm bảo kết quả quan trắc đầy đủ, có ý nghĩa và kịp thời cảnh báo cho người nuôi khi các yếu tố môi trường, độ mặn biến đổi lớn.

Đồng thời, điều chỉnh thời vụ thả nuôi ở từng vùng phù hợp với khoảng thời gian đảm bảo điều kiện về nguồn nước; phổ biến, hướng dẫn quy trình, kỹ thuật nuôi an toàn dịch bệnh…

Trên thực tế, tôm nuôi nước lợ là một trong những mặt hàng thủy sản quan trọng, đem về trị giá xuất khẩu khá lớn mỗi năm. Trong bối cảnh dịch bệnh thủy sản đã và đang có những diễn biến phức tạp, nhất là khi hạn hán, xâm nhập mặn gia tăng, một số chuyên gia cho rằng để đảm bảo việc nuôi tôm hiệu quả, điều cần thiết là phải xây dựng riêng một Chương trình quốc gia về phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

Theo báo Hải Quan

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC