Dịch cúm A/H7N9 có thể gây tử vong cao, người dân không nên lơ là

Trước tình hình dịch cúm A/H7N9 có nguy cơ xâm nhập từ Trung Quốc vào nước ta, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ra lời cảnh báo người dân không nên lơ là.

Trước tình hình dịch cúm A/H7N9 có nguy cơ xâm nhập từ Trung Quốc vào nước ta, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ra lời cảnh báo người dân không nên lơ là.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình dịch cúm A(H7N9) đang có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc từ tháng 10/2016 tạo thành đợt dịch thứ 5 kể từ năm 2013 với hơn 100 trường hợp mắc ở người, tập trung chủ yếu ở 04 tỉnh: Triết Giang, Quảng Đông, Giang Tô, An Huy - là các tỉnh đã từng ghi nhận các ổ dịch cúm A(H7N9) trong vài năm gần đây.

Cũng theo WHO, các trường hợp mắc đều có tiền sử đi qua các chợ buôn bán gia cầm sống hoặc có tiếp xúc với gia cầm; chưa có bằng chứng về việc lây truyền dễ dàng từ người sang người. Do nước ta có sự giao lưu thương mại, du lịch lớn với Trung Quốc, đặc biệt là với tỉnh Quảng Đông nơi đã ghi nhận nhiều ổ dịch cúm A(H7N9), do đó nguy cơ bị nhiễm vi rút cúm A(H7N9) nếu đến các khu vực có dịch.

Từ tháng 12/2016 đến gần giữa tháng 1/2017, tại Trung Quốc ghi nhận ít nhất 83 trường hợp nhiễm cúm AH7N9, trong đó có gần 30 người tử vong vong vì căn bệnh này. Dịch cúm AH7N9 bùng phát tại Trung Quốc từ năm 2013 nhưng đến nay vẫn chưa khống chế được.

http://media.vietq.vn/files/lelan/2017/01/31/cum-ga-2-1-2017.jpg
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên lơ là dịch cúm H7N9. Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, theo thông tin từ Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2016 đã ghi nhận một số ổ dịch cúm gia cầm A(H5N1) và A(H5N6) tại một số hộ gia đình và đã được xử lý triệt để, kịp thời nên không có hiện tượng lây lan rộng trong cộng đồng. Tuy nhiên, kết quả giám sát cho thấy mầm bệnh cúm gia cầm cũng đã ghi nhận tại một số mẫu môi trường và gia cầm tại các chợ bán gia cầm sống nên có nguy cơ tiếp tục xảy ra ổ dịch mới trên gia cầm và có thể lây sang người nếu không không áp dụng các biện pháp dự phòng quyết liệt và triệt để.

Vi rút cúm A/H7N9 lây truyền từ gia cầm sang người và có thể lây từ người sang người. Mặc dù, nhiều năm qua Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh cúm A/H7N9 trên người cũng như đàn gia cầm nhưng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ Trung Quốc vào nước ta là rất lớn.

Do đó, để chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch cúm trên gia cầm và ở người, trong thời gian tới, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục cảnh báo tới tất cả các cán bộ trong ngành không được chủ quan, lơ là trước nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và dịp đầu năm 2017.

Cần phối hợp với các cơ quan chức năng như Hải quan, Công an, Bộ đội biên phòng, ... tăng cường kiểm tra việc nhập lậu giá cầm, xử lý việc vận chuyển, buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc; đồng thời chỉ đạo tăng cường giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm và ở người, xử lý kịp thời không để dịch bệnh lây lan; chủ động khai thác các bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp tiền sử đi về từ vùng dịch hoặc có tiếp xúc với gia cầm để áp dụng các biện pháp điều trị, quản lý một cách phù hợp.

Bên cạnh đó, để chủ động phòng chống cúm A/H5N1, H7N9…ở người, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

Người trở về nước từ khu vực có dịch bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

Theo VietQ.vn

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC