Dịch cúm vì tiêm văcxin không đúng

Theo quy định của Cục Thú y, việc tiêm phòng văcxin cúm gia cầm phải được thực hiện ngay khi gia cầm từ 14-35 ngày tuổi. Thế nhưng việc tiêm văcxin có nhiều “trắc trở” nên dịch cúm vẫn xảy ra.

Nhiều địa phương khi có dịch cúm gia cầm bùng phát mới ồ ạt triển khai việc tiêm văcxin cúm gia cầm, trong khi việc tiêm văcxin cúm gia cầm cho đàn gà vịt khi đã ủ bệnh sẽ không mang lại hiệu quả.

Ủ bệnh mới tiêm

Tỉnh Trà Vinh có hơn 10.000 con gia cầm dù được tiêm văcxin ngay khi dịch bệnh xảy ra nhưng vẫn chết vì bị dịch cúm (Tuổi Trẻ đã thông tin). Theo ông Trần Trung Hiền - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh), do gia cầm đã không được tiêm ngừa văcxin, tiêm ngừa không đúng cách hoặc có tiêm nhưng không có kháng thể. Vì vậy, khi gia cầm đã ủ bệnh, phát dịch mới tiêm văcxin, dẫn đến gia cầm chết, phải đem đi tiêu hủy.

Theo ông Hiền, ngay sau khi tỉnh công bố dịch cúm, công tác dập dịch cũng như tiêm phòng dịch cúm gia cầm mới được thực hiện. Còn trước đó, việc tiêm phòng có phần chủ quan, đạt hiệu quả không cao là do một số hộ dân tự mua văcxin tiêm phòng nhưng lại tiêm không theo hướng dẫn.

Ngoài ra, do nhiều địa phương trong tỉnh đang vào mùa thu hoạch vụ lúa đông xuân nên vịt chạy đồng từ nơi khác về với số lượng rất lớn. Theo ông Võ Bé Hiền - chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Tháp, cứ mỗi ngày thống kê thì số gia cầm lại tăng rất lớn nên mọi kế hoạch tiêm ngừa đều bị phá sản. Cũng theo ông Hiền, chỉ khi nào cơ quan chức năng bắt buộc thì họ mới chấp hành nên thường quá trình tiêm ngừa diễn ra sau thời gian khuyến cáo. “Ngoài nỗi lo về vịt chạy đồng còn có một nỗi lo khác là người dân nuôi vịt đẻ ít chịu tiêm ngừa vì sợ mất năng suất nên thường né tránh cơ quan chức năng khi bị kiểm tra” - ông Hiền bày tỏ.

Thiếu văcxin, tiêm không đúng cách

Ông Phan Ngọc Châu - chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Long An - cho biết theo quy trình, gà vịt khoảng 15 ngày tuổi sau khi nở cần phải được tiêm phòng thì mới ngăn chặn được nguy cơ nhiễm cúm gia cầm. Long An vẫn đang là tỉnh nằm trong diện nguy cơ tiềm ẩn cúm gia cầm, nhưng số văcxin Nhà nước hỗ trợ trên thực tế chỉ tiêm đủ cho khoảng 1/5 lượng gia cầm của tỉnh, phần còn lại Chi cục Thú y phải điều tiết và mua dự trữ để cung cấp cho người dân.

Ông Nguyễn Xuân Bình (giám đốc Cơ quan thú y vùng 6) cho rằng hiện nay tình trạng nhiều tỉnh khu vực ĐBSCL có số lượng lớn gia cầm sau khi tiêm văcxin bị chết phải tiêu hủy là do không tiêm ngừa văcxin hoặc tiêm ngừa không đúng dẫn đến phát dịch. Ngoài ra theo ông Bình, việc tiêm phòng văcxin cúm gia cầm cần phải chuẩn, cơ bản như tiêm đúng liều lượng, đúng ngày tuổi trên từng loại gia cầm khác nhau, dụng cụ tiêm phải được khử trùng. Thế nhưng nhiều hộ dân tiêm văcxin đã không khử trùng dẫn đến việc lây lan bệnh ngay giai đoạn tiêm phòng bởi gia cầm có khi đã ủ bệnh trước khi tiêm.

theo Tuoitre

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC