Dịch lở mồm long móng lan rộng: Kiểm soát chặt bò do dự án cấp

Trước sự lây lan dịch bệnh do bò dự án theo chương trình xóa đói giảm nghèo (NTNN đã thông tin), ngày 5.1, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) Phạm Văn Đông cho biết: “Cục sẽ phối hợp các tập đoàn và đơn vị thực hiện kiểm soát tốt không những chỉ chất lượng mà cả dịch bệnh trên đàn bò”.

Trước sự lây lan dịch bệnh do bò dự án theo chương trình xóa đói giảm nghèo (NTNN đã thông tin), ngày 5.1, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) Phạm Văn Đông cho biết: “Cục sẽ phối hợp các tập đoàn và đơn vị thực hiện kiểm soát tốt không những chỉ chất lượng mà cả dịch bệnh trên đàn bò”.

Gần 600 con gia súc mắc bệnh

Theo báo cáo của Cục Thú y, đến nay đàn bò dự án theo chương trình xóa đói giảm nghèo đã gây lây lan dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) cho 7 tỉnh là: Thanh Hóa, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn, Đắk Nông và Lâm Đồng.

 

 


Con bò dự án trao cho chị Vy Thị Bàng ở bản Còn Trào, xã Tam Gia, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) nhỏ và gầy yếu.  Ảnh: Việt Tùng


Chính từ sự lây lan dịch bệnh của đàn “bò dự án” trên đã làm dịch bùng phát ra nhiều nơi. Theo số liệu mới nhất của Cục Thú y, hiện có 32 xã của 12 huyện thuộc 7 tỉnh với gần 600 con gia súc mắc bệnh (đã có 40 con bị chết, gồm ở Lạng Sơn 21 con, Thanh Hóa 4 con, Lào Cai 6 con, Yên Bái 2 con, Đăk Nông 2 con, Sơn La 2 con, Lâm Đồng 3 con), tập trung chủ yếu ở các chương trình xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, theo nhận định của Cục Thú y, dịch đang có nguy cơ lây lan rộng do bò của chương trình này phát cho mỗi gia đình một con, nên diện phát tán dịch rất rộng cho nhiều xã, nhiều huyện, nhiều tỉnh.

Đáng lưu ý, sự xuất hiện của virus type A – type nguy hiểm nhất, gây bệnh LMLM trong đàn bò dự án theo chương trình xóa đói giảm nghèo đang thể hiện sự nguy hiểm về nguy cơ lây lan dịch bệnh. Loại virus này xuất hiện ở Hà Tĩnh từ 2 năm nay. “Từ đầu tháng 11.2014 đến nay, ở Hà Tĩnh liên tục có dịch, hiện tại vẫn còn 1 huyện đang có dịch. Khả năng còn có nhiều xã khác, huyện khác có dịch nhưng ở đây thì hệ thống chưa báo cáo. Có thể không loại trừ vừa rồi, các dự án xóa đói giảm nghèo lấy cả nguồn gia súc từ đây” – ông Đông cho biết.

Nhiều lỗ hổng trong quản lý

Theo tìm hiểu của NTNN, hiện quy trình tiếp nhận và trao bò dự án đang có nhiều lỗ hổng nguy hiểm dẫn tới lây lan dịch bệnh, nhất là vấn đề kiểm dịch không được thực hiện đầy đủ. Theo ông Nguyễn Nam Hùng – Chi cục trưởng Chi cục Thú y Lạng Sơn cho biết, mặc dù được Sở NNPTNT giao nhiệm vụ phối hợp với đơn vị chi kinh phí mua bò là Viettel để bàn giao bò cho người dân, nhưng thực tế đơn vị chỉ được làm mỗi động tác kiểm tra kẹp chì của mỗi con bò từ nơi chuyển đến.

Ông Hùng cũng cho biết, chi cục có một trạm kiểm dịch trên Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Hữu Lũng, khoảng 12 giờ ngày 24.11.2014, có 4 xe chở bò đã được kiểm tra kẹp chì tại đây và không phát hiện gì. Đến 19 giờ cùng ngày, thì xe chờ bò đến huyện Lộc Bình và Trạm thú y huyện tiếp tục kiểm tra kẹp chì và tất cả các kẹp chì vẫn đang được niêm phong. “Theo quy định, nếu kiểm tra kẹp chì vẫn còn niêm phong thì chúng tôi sẽ cho lưu thông. Vì đây chỉ là phối hợp, nên chúng tôi không lấy mẫu để kiểm dịch” – ông Hùng cho hay.

Theo ông Hùng, tới ngày 26.11.2014, Trạm thú y huyện nhận được tin bò bị nhiễm bệnh, ngày 27.11 thú y viên đã có báo cáo là 50 con bò có hiện tượng chảy dãi, bỏ ăn, chân lở loét. Đến ngày 30.11.2014, Chi cục Thú y lấy máu 90 còn bò để xét nghiệm, ngày 2.12.2014 có kết quả dương tính bệnh LMLM. Ngày 5.12.2014, tỉnh đã công bố dịch. Trước đó, ngày 3.12.2014, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lạng Sơn đã có cuộc họp khẩn với đại diện Viettel và công ty cung ứng bò Hà Tín (trụ sở ở Hải Dương). Theo đó, công ty cung ứng bò đã thừa nhận, bò đã ủ bệnh từ trước, chứ không phải trâu, bò của địa phương lây sang bò dự án.

Ông Hùng cho biết thêm, đối với bệnh LMLM có thời ủ bệnh khoảng 7 ngày. Ông Hùng nói: “Rất có thể khi bò đưa về Lạng Sơn đang trong thời gian ủ bệnh, nên chưa biểu hiện ra bên ngoài, hơn nữa vì không lấy máu xét nghiệm nên việc phát hiện bệnh là rất khó. Nguyên nhân có thể do vaccine hết hạn, hoặc tiêm không đúng cách, đúng thời gian”.

Theo Cục Thú y, vừa qua lãnh đạo đơn vị này đã mời lãnh đạo Viettel đến làm việc và trao đổi các biện pháp để kiểm soát, không những về chất lượng bò mà cả dịch bệnh. Cục đã đề nghị Viettel tạm ngừng việc cung ứng bò, nhất là trong thời điểm giá rét này. Lãnh đạo Viettel đã đồng ý. Ông Đông cũng cho biết: “Chúng tôi đã ký một biên bản hợp tác trong việc kiểm soát bò để cung ứng cho người nghèo đảm bảo an toàn và cũng đang mời tiếp 2 đơn vị là Tập đoàn Vingroup, có Quỹ Thiện tâm và cả Chương trình Lục lạc vàng của Đài Truyền hình Việt Nam để làm việc, phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm soát dịch bệnh”.

Theo báo cáo của Cục Thú y, các tập đoàn và các đơn vị cung cấp “bò dự án” đều ký hợp đồng với các công ty cung ứng. Các công ty này lại mua của các công ty gọi là “quân xanh, quân đỏ”, sau đó đi gom bò từ rất nhiều nơi, không loại trừ kể cả bò nhập lậu qua biên giới.

Theo báo Dân Việt

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC