Gia Lai khống chế dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đã bùng phát trở lại ở một số địa phương của tỉnh Gia Lai. Ngành chức năng đang nỗ lực khống chế nhằm ngăn chặn dịch lây lan diện rộng.

Dịch tả lợn Châu Phi đã bùng phát trở lại ở một số địa phương của tỉnh Gia Lai. Ngành chức năng đang nỗ lực khống chế nhằm ngăn chặn dịch lây lan diện rộng.

Bùng phát dịch

Sau một thời gian nỗ lực khống chế, bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) ở Gia Lai đã tạm thời lắng xuống. Tuy nhiên mới đây, dịch lại tái bùng phát ở một số địa phương của tỉnh này.

Cụ thể, ngày 30/7/2021, ổ dịch cũ tại huyện Ia Pa bùng phát trở lại. 700 con lợn (tương đương 48.089 kg) của 97 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở 23 thôn thuộc 6 xã trên địa bàn huyện bị mắc bệnh. Đến ngày 3/10, 2 thôn của 2 phường Sông Bờ và Cheo Reo thuộc Thị xã Ayun Pa lại phát hiện có 41 con lợn (tương đương 2.125 kg) của 8 hộ chăn nuôi mắc bệnh DTLCP. Cũng trong ngày 3/10, tại huyện Đức Cơ, ngành chức năng đã phát hiện 51 con lợn của 3 hộ dân ở xã Ia Pnôn mắc bệnh.

 

 


Phun thuốc tiêu độc khử trùng xe vận chuyển lợn tại chốt kiểm dịch. Ảnh: ĐL.

Ngoài ra, tại huyện Kbang có 64 con của 4 hộ chăn nuôi bị mắc bệnh DTLCP, với tổng trọng lượng 1.641 kg; huyện Phú Thiện có 10 con của 2 hộ bị mắc bệnh, tổng trọng lượng 341 kg.

Tất cả số lợn bị mắc bệnh DTLCP ở các địa phương nói trên đã được tổ chức tiêu hủy theo đúng quy định, công tác tiêu độc khử trùng cũng đã được ngành chức năng triển khai kịp thời; các địa phương đủ điều kiện công bố dịch cũng đã được công bố…

Nói về nguyên nhân bùng phát trở lại bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh, ông Dương Ngọc Thanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Gia Lai cho biết: Do thời gian trước, giá lợn đạt mốc cao, từ 80- 100 ngàn đồng/kg nên người dân ồ ạt đầu tư mở rộng chuồng trại, tổ chức chăn nuôi nhưng không thực hiện đúng các quy trình về an toàn sinh học như.

Chuồng trại không được xây dựng cách biệt khu dân cư; không đảm bảo không có côn trùng ra vào mang theo mầm bệnh; thức ăn không đảm bảo vệ sinh và dưỡng chất; không hạn chế người lạ ra vào khu chăn nuôi; chuồng trại không thường xuyên được tiêu độc khủ trùng…

“Nếu thực hiện tốt việc tổ chức chăn nuôi theo đúng quy trình an toàn sinh học, dịch bệnh sẽ khó có cơ hội bùng phát và lây lan. Tuy nhiên đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện có hạn thì việc áp dụng an toàn sinh học trong chăn nuôi là không dễ. Vì vậy dịch bệnh bùng phát trở lại, chủ yếu từ những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ này”, ông Thanh cho biết.

Nỗ lực khống chế

Theo ông Dương Ngọc Thanh, nếu trong thời gian tới, giá lợn hơi không tăng lên trên giá thành, tình hình DTLCP trên đàn heo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, do người chăn nuôi không đầu tư theo đúng quy trình đã khuyến cáo. “Do vậy, phải theo dõi chặt chẽ, phát hiện kịp thời và tổ chức khống chế tốt dịch bệnh, mới mong không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng”, ông Thanh cho biết.

 

 


Tiêu hủy lợn bị mắc bệnh DTLCP. Ảnh: ĐL.

Cũng theo ông Dương Ngọc Thanh thì hiện tại, vẫn chưa có vacxin phòng bệnh DTLCP, do vậy ngành chăn nuôi - thú y phải áp dụng những biện pháp khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của loại dịch này.

Theo đó, ngay từ khi phát hiện DTLCP bùng phát trở lại, ngành chăn nuôi - thú y tỉnh đã phối hợp với các địa phương có dịch, kịp thời triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Trước tiên, tập trung tuyên truyền, vận động người dân, đặc biệt là đối với những hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ phải tổ chức chăn nuôi theo đúng quy trình hướng dẫn, chỉ tổ chức chăn nuôi khi đảm bảo các yêu cầu theo đúng quy trình sinh học. Đối với người chăn nuôi, khi phát hiện dịch phải báo ngay cho chính quyền và ngành chức năng. Chính quyền địa phương phải kịp thời công bố dịch nếu đủ điều kiện công bố.

Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng tăng cường công tác giám sát tình hình dịch bệnh, nhằm phát hiện sớm và kịp thời tiêu hủy, tổ chức tiêu độc khử trùng…

Gia Lai hiện có tổng đàn lợn khoảng 440.000 con. Nếu không làm tốt công tác phòng chống dịch, để dịch bệnh lây lan ra diện rộng thì người chăn nuôi sẽ gặp không ít khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh giá thịt lợn đang ở mức thấp.

Ông Dương Ngọc Thanh cho biết theo quy định hiện hành, với những trường hợp đàn heo mắc dịch bệnh truyền nhiễm buộc phải tiêu hủy, người chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 38.000 đồng/kg. Lợi dụng quy định này, cá biệt có một số hộ chăn nuôi khi phát hiện có lợn bị dịch thì không báo cáo kịp thời, để dịch bệnh lây lan ra cả đàn nhằm được hưởng chế độ ưu đãi hỗ trợ khi giá lợn thị trường xuống quá thấp (thấp hơn mức hỗ trợ). Đây cũng là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh.

Theo báo Nông Nghiệp

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC