Hà Nội phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 25/KH-UBND triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn thành phố năm 2017.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 25/KH-UBND triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn thành phố năm 2017.

http://www.baohaiquan.vn/Pictures22017/duongngan/bb76c90e-b850-4d40-bad8-1bd4bdceb829/tongcucthuysanamgiacongvancapchungnhantraiphephon800sanpham.jpg
TP yêu cầu phải đảm bảo tất cả các đối tượng thủy sản nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh phải được phát hiện và báo cáo kịp thời.

Theo kế hoạch, thành phố chỉ đạo tăng cường hệ thống giám sát của các trạm thủy sản, khai báo, thông tin tận ao nuôi, đảm bảo tất cả các đối tượng thủy sản nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh phải được phát hiện và báo cáo kịp thời. Trong trường hợp nghi mắc bệnh nguy hiểm cần thu mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh và có hướng xử lý phù hợp, hiệu quả.

Về giám sát chủ động, địa điểm thu mẫu sẽ thực hiện tại 18 vùng nuôi trồng động vật thủy sản tập trung thuộc các huyện: Ứng Hòa, Thanh Oai, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thường Tín, Phúc Thọ, Ba Vì... và 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn thành phố. Mỗi vùng nuôi trồng thủy sản chọn 5 hộ nuôi để lấy mẫu.

Liên quan đến điều tra ổ dịch và xử lý dịch bệnh, đi đôi với điều tra ổ dịch, thành phố chỉ đạo, khi xác định vùng nuôi bị dịch bệnh nguy hiểm phải tiến hành xử lý ngay, không để lây lan trên diện rộng. Tùy theo tình hình thực tế tại ao, hồ nuôi thủy sản bệnh có thế xử lý bằng thu hoạch, điều trị hoặc tiêu hủy.

Trong công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển giống thủy sản, ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phố yêu cầu kiểm soát chặt chẽ nguồn giống thủy sản bố mẹ nhập về ở các trại giống để sinh sản và kiểm dịch con giống thủy sản khi vận chuyển ra ngoài thành phố.

Hướng dẫn chủ cơ sở sản xuất giống khai báo việc xuất nhập giống thủy sản, xét nghiệm bệnh của giống thủy sản theo quy định. Kiểm tra nguồn giống thủy sản ngoại tỉnh nhập về thả nuôi trên địa bàn. Cùng với đó, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học; vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản thực hiện theo quy định.

UBND các huyện, thị xã có vùng nuôi trồng thủy sản tập trung xác định địa điểm và diện tích hỗ trợ thuốc sát trùng, chế phẩm xử lý môi trường để phòng ngừa bệnh trong nuôi thủy sản. Triển khai hỗ trợ thuốc, hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường thực hiện theo quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ, vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Theo báo HQ Online

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC