Hạn hán khốc liệt, dân miền Tây phải bán bò giá rẻ bèo
Do hạn hán và xâm nhập mặn dẫn đến hơn 160.000 ha lúa đông xuân bị thiệt hại, nguồn rơm cho bò ăn ghiếu hụt trầm trọng. Vì thế, nhiều hộ dân phải bán bò với giá rẻ.
Theo ông Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, tổng đàn bò ở địa phương là khoảng 150.000 con và việc chăn nuôi loài gia súc này quan trọng hơn trồng lúa do mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, dân phải bán bớt bò với giá thấp hơn 10 triệu đồng/con so với mọi năm do thiếu hụt nguồn rơm. “Hạn hán, xâm nhập mặn làm lúa chết hết nên ở Bến Tre không còn đủ rơm cho bò ăn mà phải sang tỉnh Đồng Tháp mua với giá 15.000-30.000 đồng/cuộn”- ông Hạo nói.
Rơm đang có giá. Ảnh: Ngọc Trinh
Trong khi đó, nhiều nông dân tại Trà Vinh, Vĩnh Long, TP Cần Thơ cho biết hiện nay, thương lái thường đến đồng ruộng lùng mua rơm. Nông dân Lê Thanh Phong (ngụ xã Huyền Hội, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) kể: “Tôi trồng 10 công lúa trong vụ đông xuân, còn nửa tháng nữa là thu hoạch nhưng có thương lái đến hỏi mua rơm chứ không phải mua lúa. Họ ra giá thu mua 3.000 đồng/kg rơm. Thương lái bảo rằng mua rơm để xuất đi miền Trung và các tỉnh phía Bắc để trồng rẫy hoặc đậy gốc thanh long…”.
Nông dân Lê Văn Bảy (ngụ xã Hoà Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) cho biết: “Lúc trước, sau khi bán lúa xong, rơm rạ chất đống trên đồng đâu biết làm gì, chỉ đốt bỏ. Vừa rồi, có thương lái đến trả giá thu mua 2.500 đồng/kg rơm, tôi lấy làm lạ nên mới hỏi họ mua làm gì. Người này bảo hiện nay, ngoài Bình Thuận nắng nóng nên họ mua rơm bán lại cho các chủ trồng thanh long để đậy gốc".
Theo ông Bảy, nhà ông có 5 công ruộng, trung bình 1 công thu hoạch được 14-18 kg rơm, bán với giá 2.500 đồng/kg thì thu về thêm gần 250.000 đồng từ phụ phẩm này. Như vậy, với nhu cầu của thị trường, nông dân sẽ kiếm thêm khoảng 700.000 đồng/ha từ việc bán rơm.
Theo báo Người Lao Động
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)