Hiện đại dần chăn nuôi miền núi phía Bắc

Thông qua các dự án hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, bà con nông dân, đặc biệt là đông bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và ong ngoại

Thông qua các dự án hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, bà con nông dân, đặc biệt là đông bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và ong ngoại

http://nongnghiep.vn//upload/2016/8/8/10-55-10_20160805_094343.jpg
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thăm các mô hình, dự án khuyến nông tại Lào Cai

Theo TS Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong quá trình hội nhập, từ năm 2014 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai một loạt mô hình, dự án chăn nuôi mới tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đến nay thu được kết quả khả quan.
Những năm qua, nạn nhập lậu giống gia cầm không rõ nguồn gốc tại các tỉnh miền núi phía Bắc diễn ra nhức nhối, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh luôn ở mức báo động. Để góp phần giải quyết vấn đề này, một trong những giải pháp quan trọng là tạo nguồn giống gia cầm bố mẹ tại chỗ, giúp người dân chủ động chăn nuôi những lúc thị trường biến động lớn. Từ đó, tạo vành đai ngăn chặn bệnh dịch từ biên giới. Từ năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai dự án xây dựng mô hình SX giống gia cầm cho 7 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

TS Hạ Thúy Hạnh, Chủ nhiệm dự án nhấn mạnh, chăn nuôi gia cầm quy mô nông hộ có ưu thế là quay vòng vốn nhanh, thời gian nuôi ngắn, đầu tư không nhiều, có thể tận dụng được nguồn sản phẩm phụ, nhân lực nhàn rỗi, sản phẩm dễ tiêu thụ. Nay, đồng bào được tiếp cận thêm những tiến bộ kỹ thuật mới, hiện đại giúp công việc chăn nuôi trở thành một nghề đem lại thu nhập tương đối ổn định.

Tại cơ sở ấp nở gia cầm của gia đình chị Đỗ Thị Kim Chung ở xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng, Lào Cai chúng tôi nhận thấy công tác phòng chống dịch bệnh được chủ cơ sở quan tâm nghiêm túc khi xung quanh khu chăn nuôi được xây kín tường rào, trồng cây xanh thoáng mát, các lối đi đều được rắc vôi bột khử trừng, khu ấp nở và chăn nuôi tách biệt nhau.
Chị Đỗ Thị Kim Chung tâm sự, trước đây khi chưa nuôi gia cầm bố mẹ, chưa có lò ấp nở nên phần lớn các hộ quanh vùng đều phải đi mua giống trôi nổi từ các nơi về nuôi nên chất lượng con giống không ổn định, lúc được lúc mất. Sau khi nhận được sự hỗ trợ từ dự án khuyến nông, cơ sở chị Chung đã gây nuôi được trên 1.000 gia cầm bố mẹ (gà, vịt, ngan), mỗi năm cung cấp ra thị trường trên 40.000 con gà, vịt, ngan thương phẩm.

“Do người dân mắt thấy, tay sờ tận nơi nên biết con giống cơ sở cung cấp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tôi lại là người địa phương nên con giống làm ra đến đâu bán hết đến đấy. Hiện, mỗi năm doanh thu của gia đình đạt trên 1 tỷ đồng, sau khi trừ đi các chi phí lợi nhuận bình quân 15 - 20%”, chị Đỗ Thị Kim Chung chia sẻ.
Ngoài mô hình ấp nở gia cầm, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia còn triển khai thêm 2 mô hình nuôi ong ngoại (ong Ý) tại huyện Bảo Yên và thụ tinh nhân tạo kết hợp thú y cộng đồng tại huyện Bảo Thắng thông qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh. 

http://nongnghiep.vn//upload/2016/8/8/10-55-10_20160805_083112.jpg
Ảnh: Nguyên Huân 

Xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên hiện là lá cờ đầu của tỉnh Lào Cai trong phát triển chăn nuôi ong. Hiện trên địa bàn xã Bảo Hà tổng đàn ong lên tới con số 1.000, trong đó riêng ong ngoại chiếm cơ cấu tới 60%. Nhờ có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Công ty TNHH Phát triển ong miền núi Thanh Xuân nên đầu ra sản phẩm mật ong ở Bảo Hà rất thuận lợi...

Theo ông Ninh Anh Vũ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lào Cai, thông qua sự hỗ trợ của các dự án khuyến nông, trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 2 tổ nhóm nông dân cùng sở thích nuôi ong ngoại tại 2 xã Bảo Hà và Kim Sơn (Bảo Yên) để thuận tiện di chuyển, quản lí, khai thác, sản xuất và liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, do ong ngoại rất thích di chuyển tới các vùng địa lí, khí hậu mới.

Theo đó, từ tháng 8/2016 các tổ nhóm sẽ thực hiện di chuyển đàn ong đến các vùng có nhiều hoa để khai thác phấn hoa và mật. Cụ thể, từ tháng 8 - 9 khai thác phấn cỏ và hoa rừng tự nhiên, hoa tam giác mạch, tháng 10 - 11 đi miền Nam (Đắk Lắk, Bình Phước…) khai thác mật cà phê, cao su và sữa ong chúa, tháng 2 - 4 khai thác mật vải, tháng 4 - 5 khai thác mật nhãn, xoài và tháng 6 - 7 khai thác mật keo. 

NongNghiep.vn

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC