“Hợp thức hóa” gia cầm Trung Quốc?

Cục Thú Y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và đại diện phía Trung Quốc vừa thảo luận, bàn giải pháp đẩy mạnh “hợp thức hóa” để mở đường cho

Cục Thú Y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và đại diện phía Trung Quốc vừa thảo luận, bàn giải pháp đẩy mạnh “hợp thức hóa” để mở đường cho

 

“Hop thuc hoa” gia cam Trung Quoc? - Anh 1

 

Thừa nhận rằng, để đi tới một thỏa thuận thương mại về nhập khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm giữa hai nước vẫn còn cần nhiều thời gian và qua nhiều bước (như cách nói của ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú Y, Bộ NN- PTNT). Song, mục đích của những thỏa thuận này lại đang đặt ra nhiều mối lo ngại đối với không chỉ ngành chăn nuôi gia cầm trong nước vốn đang khốn đốn với gà nhập khẩu giá rẻ đã hơn 10 năm qua, làm cho giá gà trên thị trường trong nước giảm mạnh, người chăn nuôi lỗ từ 5.000 đến 7.000 đồng/kg. Trong bối cảnh nhiều hộ chăn nuôi phải “treo” chuồng vì thiếu vốn và làm ăn không có lãi như hiện nay thì việc chủ trương cho nhập khẩu gia cầm như vậy sẽ “giết chết” ngành chăn nuôi trong nước.

Đặc biệt hơn là về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi mới đây, báo cáo của Cục Thú Y, tính từ tháng 9/2015 – 2/2016, Trung Quốc đã có 44 ca nhiễm, trong đó có 10 ca tử vong. Và đích thân lãnh đạo Bộ NN – PTNT Việt Nam đã phải có công điện khẩn yêu cầu các tỉnh biên giới phía Bắc kiểm soát chặt việc buôn bán, vận chuyển gia cầm, kể cả gia cầm được biếu, tặng, tránh tình trạng lây lan dịch cúm từ Trung Quốc về nước.

Mặt khác, trên thực tế, theo chia sẻ của bà Phạm Thị Ngọc Hà – Giám đốc Cty TNHH San Hà, hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm trong nước đã sản xuất đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa thậm chí hướng tới xuất khẩu. Chỉ tính riêng năm 2015, sản lượng sản xuất gia cầm đạt trên 2 triệu tấn. Bà Hà đặt câu hỏi, nếu có chính sách hợp tác thương mại về nhập khẩu gia cầm Trung Quốc thì những DN sản xuất trong nước như chúng tôi sẽ thế nào?

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Trọng- Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ NN – PTNT cũng lo ngại rằng, trong quan hệ thương mại giữa VN và Trung Quốc lâu nay, toàn bộ sản phẩm gia cầm là nhập khẩu tiểu ngạch qua đường biên vì xuất khẩu chính ngạch thủ tục khá phức tạp, chi phí lại cao. Trong khi đó, đường biên giữa VN và Trung Quốc rất dài, khó kiểm soát, nên việc thúc đẩy nhập khẩu chính ngạch nếu không kiểm soát tốt rất dễ biến tướng thành hợp pháp hóa sản phẩm tiểu ngạch.

Khẳng định rằng, không thể “ngăn sông cấm chợ”, nhưng theo ông Khanh, quan trọng phải có hàng rào kỹ thuật đủ mạnh để siết hàng nhập khẩu kiểm soát tình trạng lập lờ, lợi dụng thương mại để hợp pháp hóa hàng lậu, hàng kém chất lượng. Trên cơ sở đó, hàng rào kỹ thuật này sẽ thông qua việc kiểm tra hồ sơ đăng ký, hệ thống kiểm soát, điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại nước xuất khẩu vào VN. Trên cơ sở đó, cơ quan thẩm quyền sẽ công nhận danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh được phép xuất khẩu vào VN và sẽ đình chỉ nhập khẩu đối với DN vi phạm hoặc quốc gia mà kết quả kiểm tra không đáp ứng đầy đủ quy định.

Còn nhớ vào giữa năm 2015, khi câu chuyện gà thải loại rẻ hơn giá gà VN gấp nhiều lần làm đảo lộn ngành chăn nuôi trong nước, các cơ quan chức năng cùng giới chuyên gia đã ngồi lại với nhau, mổ xẻ nguyên nhân và cho rằng, VN đã có hàng rào kỹ thuật cho nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp, nhưng chủ yếu mới tập trung vào vấn đề an toàn thực phẩm. Vì vậy, theo ông Nguyễn Như Sinh- Chủ DN chăn nuôi Long Bình, Bộ NN- PTNT cần sửa đổi, bổ sung những quy định tại Thông tư 25/2010/TT- BNNPTNT hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu theo hướng đầy đủ, chi tiết đối với từng sản phẩm gia cầm. Vì hiện nay, hàng rào kỹ thuật dựng lên chủ yếu chỉ liên quan đến an toàn thực phẩm, vi sinh vật, chất cấm mà thiếu sản phẩm thịt gia cầm. Đây đang là kẽ hở để đối tượng lợi dụng nhập khẩu trái phép. Đồng thời, phải nâng mức xử phạt đối với đối tượng vi phạm tùy theo mức độ, không chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính đơn thuần. “Tuy nhiên, nếu chỉ ban hành hàng rào kỹ thuật mà không có sự vào cuộc thật nghiêm túc, quyết liệt, thường xuyên mà chỉ theo từng đợt hoặc trong một giai đoạn rồi buông xuôi thì cũng như “đầu voi đuôi chuột” – ông Sinh chia sẻ.

Theo báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC