Kháng sinh cho người khó có thể dùng trong chăn nuôi

Số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt là số vụ ngộ độc từ bếp ăn tập thể của công nhân; trong khi tình trạng lạm dụng chất cấm gây ung thư trong chăn nuôi làm “nóng” dư luận. Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, việc tuồn chất cấm từ y tế sang chăn nuôi là khó xảy ra.

Số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt là số vụ ngộ độc từ bếp ăn tập thể của công nhân; trong khi tình trạng lạm dụng chất cấm gây ung thư trong chăn nuôi làm “nóng” dư luận. Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, việc tuồn chất cấm từ y tế sang chăn nuôi là khó xảy ra.

http://anninhthudo.vn/uploaded/152/2015_10_27/thuc-pham26_10.gif?width=500
Lãnh đạo Cục ATTP cho rằng, cần kiểm soát chặt khâu sản xuất thức ăn, buôn bán thuốc thú y và chăn nuôi

Nguy cơ ngộ độc từ bếp ăn tập thể

Bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Bộ Y tế cho hay, trong 10 tháng của năm 2015, cả nước đã xảy ra 150 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4.078 người mắc, 21 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2014, giảm 15 vụ, giảm 616 người mắc. Đặc biệt, số vụ ngộ độc lớn (từ 30 người mắc trở lên) giảm 3 vụ.

Trong tháng 10, cả nước đã xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 383 người mắc khiến 376 người nhập viện, tuy nhiên không có trường hợp nào xảy ra tử vong. So với tháng 10 năm 2014, đã giảm 2 vụ, 194 người mắc. Trong số 13 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong tháng này, chiếm đến 7/10 số vụ có nguyên nhân do vi sinh vật gây ra, 3/13 số vụ do độc tố tự nhiên trong sản phẩm và 3/13 vụ chưa xác định được nguyên nhân.

Cũng số liệu từ Cục ATTP cho thấy, đã có 33 vụ với 2.302 người mắc ngộ độc thực phẩm từ các bếp ăn tập thể, 70% trường hợp do các cơ sở cung cấp suất ăn theo dạng dịch vụ, 30% còn lại từ các bếp ăn của doanh nghiệp. Bà Trần Việt Nga cho biết, qua kiểm tra cho thấy, giá trị mỗi suất ăn của công nhân các khu công nghiệp chỉ từ 9.000-11.000 đồng/suất, đặc biệt, qua điều tra, khảo sát tại một số khu trọ của công nhân của Cục ATTP, bữa cơm của không ít công nhân tại các nhà trọ chỉ có giá 3.000 đồng.

Những suất cơm giá rẻ như vậy không đủ giá trị dinh dưỡng và chất lượng ATTP cũng khó có thể đảm bảo. Theo bà Trần Việt Nga, nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc tập thể một phần do các cơ sở cung cấp suất ăn không đảm bảo, nhưng một phần cũng thuộc trách nhiệm của lực lượng chức năng địa phương đã lơ là, thiếu giám sát. “Nhiều trường hợp xảy ra ngộ độc tập thể địa phương không biết hoặc không báo cáo kịp thời, Cục ATTP cử cán bộ xuống phối hợp kiểm tra, giải quyết vụ việc và thông báo thì địa phương mới biết. Không ít cơ sở cung cấp suất ăn cho công nhân chưa có giấy phép nhưng vẫn hành nghề, địa phương không nắm được. Cục kiểm tra phát hiện và báo cho địa phương”, bà Trần Việt Nga thông tin.

“Mổ xẻ” tình trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Liên quan đến vấn đề đang “nóng” hiện nay là tình trạng mất ATTP trong sản xuất, chăn nuôi nông nghiệp với hoạt chất cấm gây ung thư là Salbutamol, Vàng ô, tồn dư kháng sinh trong vật nuôi. Theo bà Trần Việt Nga, gốc của vấn đề chính là người chăn nuôi và các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Từ đầu năm 2015 đến nay, Bộ Y tế mới cấp phép cho các doanh nghiệp nhập khẩu 3,5 tấn Salbutamol và chỉ các doanh nghiệp đăng ký, đồng thời đạt tiêu chuẩn GMP mới được nhập và sản xuất thuốc có chứa hoạt chất này.

Còn với hoạt chất Clenbuterol, mặc dù kết quả kiểm tra, phân tích trên các mẫu thịt lợn, nước tiểu lợn… của ngành NN&PTNT thời gian qua vẫn phát hiện dương tính với  Clenbuterol nhưng thực tế, nhiều năm gần đây Bộ Y tế không cấp phép nhập khẩu cho đơn vị nào. Như vậy, khả năng tuồn Salbutamol, Clenbuterol từ ngành y tế sang chăn nuôi như nghi vấn bấy lâu nay là khó có thể xảy ra.

Còn vấn đề lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục ATTP cho rằng, khó có thể xảy ra tình trạng người chăn nuôi lạm dụng kháng sinh cho người để dùng cho vật nuôi. Vì thuốc kháng sinh cho người phải tuân theo tiêu chuẩn cao, chặt chẽ, giá thành cũng cao. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc cũng phải chịu sự giám sát, tiêu chuẩn của ngành y tế.

Lãnh đạo Cục ATTP kiến nghị các cơ quan chức năng, địa phương khu vực cửa khẩu, biên giới cần giám sát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển các loại chất cấm trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cần giám sát chặt, quản lý cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở kinh doanh thuốc thú y và người chăn nuôi, đây mới là gốc của vấn đề. 

Theo báo anninhthudo.vn

 

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC