Không hoang mang với dịch tả lợn châu Phi

Trong những ngày gần đây, liên tiếp các tỉnh ở khu vực phía Bắc là Hòa Bình, Điện Biên, Nam Định, Ninh Bình… công bố có dịch tả lợn châu Phi, nâng tổng số địa phương đã phát hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi lên 13 tỉnh, thành.

Trong những ngày gần đây, liên tiếp các tỉnh ở khu vực phía Bắc là Hòa Bình, Điện Biên, Nam Định, Ninh Bình… công bố có dịch tả lợn châu Phi, nâng tổng số địa phương đã phát hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi lên 13 tỉnh, thành.

Tuy nhiên, người dân không nên hoang mang vì dịch tả lợn châu Phi không lây lan sang người, kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín.

Xử lý thông tin thất thiệt

Sau khi dịch tả lợn châu Phi lan rộng ra các tỉnh phía Bắc, nhiều trang web, fanpage, trang FB cá nhân như: Đầm Bầu Thời Trang Mami; Trang Thao Mandy... đã đưa thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi tẩy chay thịt lợn vì có thể lây sang người.

Thậm chí, trang FB Trang Thao Mandy còn đưa hình ảnh hai bệnh nhân bị xuất huyết dưới da và kêu gọi mọi người tẩy chay thịt lợn vì đã có người tử vong vì dịch tả lợn châu Phi.

 

Chú thích ảnh

 


Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác chống dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: K.L

Qua xác minh, đây là hình ảnh về bệnh sán dây ở lợn xảy ra tại Bình Phước vào tháng 11/2018 lấy lại từ các báo điện tử và bệnh nhân xuất huyết dưới da là biểu hiện của bệnh liên cầu khuẩn do ăn thịt lợn sống, tiết canh.

Để xử lý những người tung tin thất thiệt, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin vàTruyền thông) đã yêu cầu chủ tài khoản facebook Đầm bầu Thời trang Mami đến làm việc.

Theo đó, đúng 15h00 chiều nay (11/3), đại diện tài khoản facebook này phải có mặt trụ sở Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (tầng 9, số 115, Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội). Trong trường hợp chủ tài khoản facebook này không đến làm việc theo giấy mời, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có văn bản số 1669/BNN-VP do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ký, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý thông tin đăng tải không chính xác về dịch tả lợn châu Phi.

Không có nguy cơ lây nhiễm sang người

Để giải thích rõ hơn về nguồn lây nhiễm và khả năng lây nhiễm của dịch tả lợn châu Phi, ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y, Bộ NN&PTNT) cho biết, dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm do virus chỉ gây bệnh ở lợn nuôi và lợn rừng. Virus dịch tả lợn châu Phi không gây bệnh cho các loài động vật khác và không lây nhiễm sang người. Bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn chưa mắc bệnh, sản phẩm lợn mang mầm bệnh, hoặc gián tiếp qua các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh như: côn trùng, gặm nhấm, chim di cư, vận chuyển lợn, thức ăn chăn nuôi....

 

Chú thích ảnh

 


Tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh dịch tả. Ảnh: K.L

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho biết bệnh tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút African swine fever virus (ASFV) gây ra, tuy nhiên dịch bệnh này không gây bệnh trên người.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định: "Dịch tả lợn gây ra do vi rút, khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn. Kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người".

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT  Nguyễn Xuân Cường một lần nữa khuyến cáo: Dịch bệnh này không gây bệnh trên người do đó, người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh.

Tuy nhiên, "dịch tả lợn châu Phi lây lan rất nhanh, đồng thời không có vắc xin phòng bệnh. Do dịch bệnh có những tác động rất lớn đối với các đàn lợn và kinh tế người dân nên cần triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát sớm dịch bệnh trên các đàn lợn", Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết.

Người tiêu dùng cũng nên mua sản phẩm từ lợn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phải nấu chín kỹ trước khi dùng, tránh ăn các sản phẩm như: nem sống, nem chua, gỏi, tiết canh…

Theo báo Tin Tức

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC