Không thay đổi, chăn nuôi sẽ ‘chết’

Nếu không thay đổi, ngành chăn nuôi nước ta sẽ “chết” ngay tại sân nhà. Đó là cảnh báo của nhiều đại biểu tại hội nghị tái cơ cấu ngành chăn nuôi diễn ra ở Hà Nội ngày 9-7.

Nếu không thay đổi, ngành chăn nuôi nước ta sẽ “chết” ngay tại sân nhà. Đó là cảnh báo của nhiều đại biểu tại hội nghị tái cơ cấu ngành chăn nuôi diễn ra ở Hà Nội ngày 9-7.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Đây là hội nghị Diên Hồng ngành chăn nuôi chứ không phải là hội nghị để biểu dương hay đọc báo cáo. Chúng ta đến đây để bàn, tìm ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi”.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nêu thực trạng mỗi năm Việt Nam phải nhập trên tám triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trị giá trên dưới 3 tỉ USD. Về thuốc thú y, mỗi năm cũng phải nhập một lượng lớn, nhất là vaccine. Chất lượng con giống đưa tới tay người chăn nuôi chưa đảm bảo. Tỉ lệ giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp còn thấp, chỉ chiếm khoảng 20% trên tổng lượng thịt.

http://static.phapluattp.vn/uploaded/thanhtung/2015_07_10/10-chot_rasg.jpg?width=470
Đầu tư vào ngành chăn nuôi đang được doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm. Ảnh: CTV

“Thời gian tới Nhà nước cần hỗ trợ ngành chăn nuôi bằng cách giảm lãi suất đầu vào. Đồng thời bỏ phí để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển” - ông Lịch đề nghị.

Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân phản ánh hiện nay lĩnh vực chăn nuôi có 26 thủ tục hành chính. Trong quá trình thực hiện đơn giản hóa sẽ tập trung vào hai nội dung là cắt giảm 30%-50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện hải quan một cửa quốc gia trong quản lý thức ăn chăn nuôi nhằm giảm giá thành.

Trong khi đó, ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM, cho biết: “TP.HCM nhiều năm nay đã tập trung phát triển ngành chăn nuôi mà không phải chờ đến khi tái cơ cấu mới làm. Chẳng hạn, hỗ trợ doanh nghiệp một phần trong việc tìm kiếm giống tốt, kể cả phải sang Mỹ và Úc nếu thấy phù hợp. Từ đó nhân giống tốt ngay tại địa bàn TP.HCM; hỗ trợ những trang trại lớn và áp dụng khoa học kỹ thuật để đảm bảo chất lượng thịt cạnh tranh được với một số sản phẩm chăn nuôi ngoại nhập”.

Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ ra hạn chế lớn của ngành chăn nuôi đó là tư duy. Ông nói: “Nếu chúng ta cứ có suy nghĩ sản xuất phục vụ người tiêu dùng trong nước, còn lại mới xuất khẩu thì không còn phù hợp trong tình hình hiện nay nữa. Do vậy phải nghĩ khác đi. Đặc biệt muốn mở rộng ngành chăn nuôi nhất thiết phải bung ra để cạnh tranh quốc tế. Đồng thời cải cách hành chính, hoàn thiện các quy hoạch, giảm đến mức tối đa các thủ tục rườm rà”.

Bộ NN&PTNT cho hay đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính bãi bỏ 31 loại phí, lệ phí liên quan đến thú y. Ông Phát cho rằng: “Bãi bỏ các loại phí trên sẽ góp phần quan trọng phát triển ngành chăn nuôi trong thời gian tới”.

Theo Báo Pháp Luật

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC