Không thể trì hoãn hơn nữa!

"Cổ phần hóa (CPH), tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) ngành nông nghiệp phải làm nhanh, dứt điểm. Phải coi CPH là thành tố quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành". Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định tại Hội nghị tổng kết tái cơ cấu DNNN ngành NN- PTNT giai đoạn 2011 - 2015

"Cổ phần hóa (CPH), tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) ngành nông nghiệp phải làm nhanh, dứt điểm. Phải coi CPH là thành tố quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành". Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định tại Hội nghị tổng kết tái cơ cấu DNNN ngành NN- PTNT giai đoạn 2011 - 2015

http://nongnghiep.vn//upload/2016/3/15/14-33-46_img_8597.jpg
Bộ trưởng Cao Đức Phát (trái) và Thứ trưởng Hà Công Tuấn chủ trì hội nghị

Khó khăn đặc thù

Tổng GĐ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), ông Trần Ngọc Thuận, không giấu nổi băn khoăn khi nói về CPH, tái cơ cấu và thoái vốn Nhà nước tại VRG. Ông Thuận cho rằng, dù đã đạt nhiều thành công, xong công tác CPH ở một số đơn vị thành viên vẫn còn những yếu kém.

“Việc giá mủ cao su xuống thấp chính là nguyên nhân chính dẫn tới việc CPH chậm. Ngoài ra, Tập đoàn là đơn vị quản lý quy mô lớn, diện tích đất rộng, nên có những khó khăn đặc thù”, ông Thuận nói.

Theo vị lãnh đạo này, Tập đoàn đăng ký CPH 5 đơn vị giai đoạn 2011 – 2015, thì đến nay mới CPH được 2 đơn vị. Về phần thoái vốn, kế hoạch rút vốn tại các lĩnh vực ngoài ngành là hơn 3.100 tỷ thì mới thực hiện được hơn 1.000 tỷ.

“Thực tế đối với VRG, khi đầu tư ngoài ngành, chúng tôi tập trung nhiều vào thủy điện. Hiện Tập đoàn có hơn 1.000 tỷ đồng vốn nằm tại các dự án thủy điện, kể cả thủy điện ở nước ngoài. Về vấn đề thoái vốn ở những dự án này, VRG đang cần có những cơ chế riêng, vì nó còn liên quan đến mối quan hệ láng giềng, tình hình chính trị, xã hội...”, ông Thuận thẳng thắn.

Tuy nhiên, một trong những thành tích của VRG, khi tiến hành tái cơ cấu DN, là mở rộng những ngành nghề chính, có thế mạnh. Chẳng hạn, trong tổng số lãi năm 2015 là hơn 2.000 tỷ đồng, có tới hơn 800 tỷ đồng lợi nhuận từ chế biến gỗ và ván ép MDF.

“Hiện Tập đoàn đã chiếm 40% thị phần ván ép MDF của Việt Nam. Khi một số nhà máy của VRG đang xây dựng thêm đi vào hoạt động, thì thị phần của chúng tôi sẽ chiếm đến 70%. Ngoài ra, Tập đoàn còn tập trung vào SX bóng thể thao, băng tải, dây cu-roa cung cấp cho các dự án xi măng, than, hay găng tay cao su... Tất cả các sản phẩm đều có nguồn gốc từ cao su thiên nhiên”, ông Thuận cho hay.

Khác với VRG, Tổng Cty Lâm nghiệp (VinaFor), trong quá trình tái cơ cấu DN, có những thuận lợi nhất định. Ông Phí Mạnh Cường, Tổng GĐ VinaFor, cho rằng, thành công của Tổng Cty là thực hiện quản lý vốn, tài sản, đất đai một cách có hiệu quả, đúng quy định.

“Từ năm 2011 đến nay, trong điều kiện kinh tế suy thoái, nhiều tập đoàn, tổng Cty Nhà nước thua lỗ, thì sau tái cơ cấu, VinaFor vẫn có sự tăng trưởng vượt bậc và thay đổi về chất đối với công tác quản lý vốn chủ sở hữu.

Nếu đầu năm 2011, vốn chủ sở hữu là 1.544 tỷ đồng, thì đến hết năm 2014, số vốn này đã tăng 1,5 lần, lên 2.176 tỷ đồng. Nếu tính kết quả xác định giá trị DN để CPH, thì thực tế phần vốn Nhà nước tại Tổng Cty là 3.458 tỷ đồng, tăng 2,2 lần”, ông Cường thống kê.

Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng phương án CPH, Tổng Cty đã xây dựng phương pháp đánh giá và thang điểm đánh giá lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, có sự giám sát chặt chẽ của các đơn vị liên quan. Đồng thời, DN công khai, minh bạch thông tin.
“Mấu chốt của CPH là phải tìm được nhà đầu tư chiến lược. Nhà đầu tư phải có vốn, trình độ quản lý. Và quan trọng hơn, phải có tâm huyết với sự phát triển và mục tiêu của DN”, ông Phí Mạnh Cường, Tổng GĐ VinaFor.

Ngành nông nghiệp đã trở lên hấp dẫn

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, trong giai đoạn 2011 – 2015, Bộ NN-PTNT đã sắp xếp, CPH được 12 tổng công ty, 2 DN thuốc thú y trực thuộc Bộ, 2 DN thuộc VRG và các cty con của các tổng công ty.

http://nongnghiep.vn//upload/2016/3/15/14-33-46_thuy-sn-2.jpg
Ngành nông nghiệp được đánh giá là đang hấp dẫn các nhà đầu tư

“Tổng số tiền thu về từ CPH DNNN giai đoạn này đạt gần 2.000 tỷ đồng. Trong số các DN thực hiện CPH, số DN có nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phần chiếm tỷ lệ lớn. Điều này cho thấy ngành nông nghiệp đang dần có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư”, Thứ trưởng nhận định.

Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu DNNN thực tế diễn ra còn chậm. Một số DN tiến hành tái cơ cấu bằng hình thức chuyển giao trong nội bộ với nhau. Điều này chưa tạo ra động lực, áp lực cho các DN và chưa cải thiện được hiệu quả kinh doanh.

“Trong một số trường hợp có thể tạo thêm các yếu kém mới bởi bất kể DN mạnh hay yếu về tài chính, khi bắt buộc phải tiếp nhận DN yếu kém khác thì đều bị tác động, ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD”, Thứ trưởng Tuấn khẳng định.

Ngoài ra, tiến độ thực hiện CPH còn chậm, thời gian thực hiện kéo dài hơn so với quy định. Một số DN CPH không bán hết được cổ phần theo kế hoạch được phê duyệt. Đáng chú ý, chưa có DN nào thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.

Theo Thứ trưởng, nhà đầu tư chiến lược là một yếu tố rất quan trọng đối với các DNNN trong quá trình CPH, bởi yếu tố này quyết định sự thành bại của việc CPH DN.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, việc sắp xếp, đổi mới, CPH DNNN là việc quan trọng, với mục đích là sử dụng hiệu quả vốn, đất đai, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng. Quan trọng hơn, việc tái cơ cấu DNNN là thành tố tạo ra thành công trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

“Chúng ta làm còn quá chậm, nhất là đối với các Cty TNHH một thành viên, các Cty lâm nghiệp, nông lâm trường quốc doanh. Nếu cần thiết, có thể CPH, đa dạng hóa các hình thức sở hữu với cả Bệnh viện Nông nghiệp, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp...

Vì vậy, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp phải nỗ lực hơn nữa để tái cơ cấu, sắp xếp lại các DN, bởi DN không phát triển được, thì ngành nông nghiệp cũng không thể phát triển”, Bộ trưởng khẳng định.

Bộ trưởng yêu cầu các DN đẩy mạnh CPH, không được trì hoãn, nhất là các cơ quản lý Nhà nước không được dựng lên rào cản. CPH phải thực sự là mệnh lệnh.

Theo Vụ Quản lý DN (Bộ NN-PTNT), số DN mà Nhà nước đang nắm giữ cổ phần chi phối đến hết năm 2015 là 5 đơn vị, gồm Tổng Cty Mía đường II, Tổng Cty Chăn nuôi, Tổng Cty Thủy sản, Cty CP Thuốc thú y Trung ương và Cty CP Thuốc thú y Vetvaco.

Ngoài ra, số DN mà Nhà nước không còn nắm giữ vốn là 4 đơn vị, trong đó 3 đơn vị đã bán hết vốn Nhà nước là Tổng Cty Xây dựng NN- PTNT, Tổng Cty Rau quả - nông sản và Tổng Cty Chè Việt Nam.

Theo Báo NNVN

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC