Kiểm dịch nguồn giống thủy sản còn lỏng lẻo

Dịch bệnh thủy sản từ đầu năm đến nay diễn biến khá phức tạp - đây là nhận định của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT) tại cuộc họp triển khai công tác phòng, chống dịch những tháng cuối năm 2014.

Dịch bệnh thủy sản từ đầu năm đến nay diễn biến khá phức tạp - đây là nhận định của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT) tại cuộc họp triển khai công tác phòng, chống dịch những tháng cuối năm 2014.

Dịch diễn biến phức tạp

Trong 4 tháng đầu năm 2014, theo thống kê của Cục Thú y: Diễn biến dịch bệnh trên tôm chủ yếu là bệnh hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng (trên tôm nuôi) và bệnh sữa, đen mang, đỏ thân và bị rụng chân (trên tôm hùm). Tổng diện tích tôm bị dịch bệnh khoảng hơn 7.000ha (tôm thẻ chân trắng và tôm sú) và khoảng 11.672 lồng (tôm hùm). 

Nhiều tỉnh nuôi tôm trọng điểm đều xuất hiện dịch bệnh như: Phú Yên, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Quảng Trị, Cà Mau, TP.Hồ Chí Minh, Khánh Hòa... Vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại nặng nhất. Tổng diện tích tôm bị bệnh dịch những tháng đầu năm 2014 cao hơn từ 1,8 – 2,5 lần so với 4 tháng đầu năm 2013.

Bên cạnh các bệnh trên tôm, bệnh trên cá tra chủ yếu là gan thận mủ và xuất huyết xảy ra tại 36 xã thuộc 9 huyện. Tổng diện tích có cá bị bệnh là 469ha, tập trung ở An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang.

Theo ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y: “Hiện nay là thời điểm nuôi chính vụ, diện tích thả nuôi tăng mạnh. Trong khi đó, nhiều chủ cơ sở nuôi tôm, cá nhỏ lẻ, chưa có đầu tư thỏa đáng, không thả theo lịch mùa vụ,... Do đó, khả năng lây nhiễm dịch bệnh có thể tiếp tục xuất hiện ở nhiều địa phương”.

Kiểm dịch lỏng, nguy cơ lây bệnh cao

4 tháng đầu năm các cơ quan quản lý thú y thủy sản đã kiểm dịch vận chuyển trong nước 20 tỉ con giống, kiểm dịch nhập khẩu trên 4,2 triệu con giống. Qua kiểm tra thực tế tại các tỉnh trọng điểm về nuôi trồng thủy sản Cục Thú y và các cơ quan thú y vùng đã phát hiện nhiều tồn tại, bất cập. Việc kiểm dịch và xét nghiệm giống thủy sản vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều cơ sở nhập giống thường không có giấy kiểm dịch, không lấy mẫu xét nghiệm, chất lượng con giống không đảm bảo dẫn đến phát sinh dịch bệnh.

Hầu hết các tỉnh còn thiếu quy hoạch về nuôi trồng thủy sản. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ chiếm đa số, ý thức phòng, chống dịch bệnh còn hạn chế. Qua kiểm tra tại Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu có tới 100% cơ sở nuôi nhỏ lẻ không có ao lắng hoặc xử lý ao, đầm nuôi, xả thải từ ao bệnh ra môi trường nên dịch bệnh xảy ra nghiêm trọng tại các tỉnh này. Hầu hết 11 tỉnh kiểm tra, các địa phương đều không nắm được diện tích thả nuôi, diện tích thiệt hại.

Khâu kiểm dịch rất đáng lo ngại. Cơ sở nuôi nhỏ lẻ đều mua con giống không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch thú y, chất lượng giống thủy sản không đảm bảo nên dễ phát sinh dịch bệnh. Việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch ở địa phương theo phương pháp “cảm quan” nên xuất hiện các lô giống thủy sản được cấp giấy kiểm dịch nhưng vẫn mang mầm bệnh. 

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám: “Hiện các tỉnh đẩy mạnh nuôi thủy sản đặc biệt là tôm nhưng không theo quy hoạch. Vì vậy, trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ phải tăng cường kiểm soát đầu vào đối với nguồn giống để doanh nghiệp nuôi trồng phải kết hợp với cơ sở sản xuất nguyên liệu tạo thành liên kết chuỗi thì mới đảm bảo chất lượng.

theo Lao Động

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC