Kiểm soát thú y vẫn đáng lo ngại
Chi cục Thú y Hà Nội vừa tổ chức hội nghị tổng kết năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017
Mặc dù trong năm qua, trên địa bàn TP không xảy ra các ổ dịch lớn, song theo đánh giá của Chi cục, công tác kiểm soát thú y vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại.
Né trạm kiểm dịch
Hà Nội là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm thuộc nhóm dẫn đầu của cả nước với hơn 170.000 con trâu bò, 2,2 triệu con lợn và hơn 26 triệu con gia cầm. Bên cạnh đó, với nhu cầu tiêu dùng thực phẩm lớn, Hà Nội cũng là nơi trung chuyển nhiều động vật, sản phẩm động vật từ các tỉnh đưa về, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh. Với đội ngũ cán bộ thú y đông đảo từ TP tới thôn, bản và sự vào cuộc chủ động, sát sao của ngành thú y nên trong năm 2016, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi vẫn được kiểm soát, không để xảy ra bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
http://media.kinhtedothi.vn/524/2017/1/10/kiem-soat-thu-y.jpg
Kiểm tra vệ sinh thú y tại chợ Đền Lừ, quận Hoàng Mai. Ảnh: Quang Thiện
Mặc dù vậy, công tác kiểm soát thú y ở tuyến địa phương vẫn đang gặp nhiều áp lực. Bà Nguyễn Phương Anh - Trạm trưởng Trạm Thú y Sơn Tây chia sẻ, mô hình chăn nuôi hiện nay khá đa dạng, trong đó nhóm hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ lớn dẫn tới khó quản lý dịch bệnh. Thống kê của Chi cục Thú y Hà Nội cho thấy, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tới 60% và biến động đàn lớn gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch. Hơn nữa, toàn TP hiện mới chỉ có 41 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, trong khi nhiều người chăn nuôi chưa tự giác thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống dịch bệnh.
Ông Đỗ Phú Sơn - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thú y Hà Nội cho biết thêm, thủ đoạn buôn bán động vật, sản phẩm động vật ngày càng tinh vi. Thương lái đưa động vật từ các tỉnh về thường đi đường vòng, né các trạm, chốt kiểm dịch. Trong năm 2016, các chốt kiểm dịch liên ngành trên địa bàn TP đã xử lý 58 trường hợp vi phạm với số tiền phạt gần 60 triệu đồng. Bên cạnh đó, hiện tượng kinh doanh, buôn bán sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc vẫn còn diễn ra khá phổ biến.
Siết chặt kiểm soát
Bắt đầu từ 1/1/2017, nhiều khoản mục phí, lệ phí trong công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y đã được bãi bỏ khiến cho nguồn thu của ngành thú y dự kiến sẽ giảm mạnh. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra vệ sinh thú y tại các địa phương. Trong khi đó, năm 2017 tiếp tục được ngành nông nghiệp chọn là “Năm cao điểm hành động về chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản”. Chính vì vậy, theo ông Lê Minh Sơn – Giám đốc Cơ quan Thú y vùng 1 (Cục Thú y), Hà Nội cần chủ động hơn nữa trong công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh và tăng cường kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y. Trong đó, xóa bỏ bệnh hình thức để việc quản lý đạt hiệu quả cao hơn.
Trong số nhiệm vụ trọng tâm đề ra năm 2017, Chi cục Thú y Hà Nội đặc biệt lưu ý đến thực hiện nghiêm túc công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y. Đồng thời duy trì hoạt động có hiệu quả các chốt kiểm dịch động vật liên ngành của TP và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo kiểm soát nguồn gốc, ATTP đối với động vật, sản phẩm động vật ra, vào TP. Ngoài ra, Chi cục sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thu phí, lệ phí trong lĩnh vực thú y.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)