Kinh doanh thuốc thú y: 'Nóng' ở hệ thống đại lý

Hiện hoạt động sản xuất thuốc thú y ở các doanh nghiệp (DN) lớn cơ bản đạt chuẩn nhưng qua phân phối đến đại lý, do điều kiện bảo quản kém nên chất lượng không đạt tiêu chuẩn sản xuất tốt (GMP). Ngoài ra đa số cửa hàng thuốc thú y nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý vi phạm. Vì thế, có thể xem hệ thống đại lý là "mắt xích nóng" trong hoạt động kinh doanh thuốc thú y.

Hiện hoạt động sản xuất thuốc thú y ở các doanh nghiệp (DN) lớn cơ bản đạt chuẩn nhưng qua phân phối đến đại lý, do điều kiện bảo quản kém nên chất lượng không đạt tiêu chuẩn sản xuất tốt (GMP). Ngoài ra đa số cửa hàng thuốc thú y nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý vi phạm. Vì thế, có thể xem hệ thống đại lý là "mắt xích nóng" trong hoạt động kinh doanh thuốc thú y.

Đại lý trong mọi ngõ ngách

Theo TS Đào Thế Anh, Hội Khoa học và Phát triển nông thôn Việt Nam, hiện cả nước có 50 DN sản xuất thuốc thú y đạt chuẩn GMP. Tuy nhiên, các đại lý kinh doanh nhỏ bảo quản thuốc không đạt tiêu chuẩn, thậm chí vừa bán thuốc và tư vấn kỹ thuật sử dụng thuốc cho người chăn nuôi, trong khi hệ thống thú y công ở các tỉnh, thành phố chưa phát huy hiệu quả.

 

Kinh doanh thuoc thu y:

 


Kiểm tra thuốc thú y tại địa bàn huyện Đan Phượng. Ảnh: Thái Hiền

Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NN&PTNT) Phạm Tiến Dũng cho biết, vừa qua Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phát hiện và xử lý Công ty cổ phần Công nghệ sinh học thú y tại phường Biên Giang, quận Hà Đông (Hà Nội) do sản xuất thuốc theo công nghệ “cuốc xẻng”, quảng cáo sai sự thật. Tại thời điểm kiểm tra, dây chuyền sản xuất của công ty không đạt chuẩn theo quy định. Các sản phẩm thuốc kháng sinh của công ty đều ghi sản xuất tại Công ty cổ phần Phát triển công nghệ nông thôn (RTD), nhưng khi kiểm tra công ty này không xuất trình được bất kỳ loại giấy tờ nào liên quan đến việc ký hợp đồng với RTD.

Trước nhu cầu sử dụng thuốc thú y cho người chăn nuôi, ngoài các đại lý cấp 1 và cấp 2, hiện còn lượng lớn các cửa hàng kinh doanh thuốc nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư, thậm chí nhiều cửa hàng chưa được cấp phép nhưng vẫn hoạt động. Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội, trên địa bàn thành phố có hơn 700 cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, nhưng đều thuộc dạng nhỏ lẻ và nằm rải rác trong khu dân cư. Đa phần trình độ của chủ cửa hàng từ sơ cấp trở lên, nhưng cơ sở vật chất thì nghèo nàn, không đạt chuẩn. Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tây Đằng (Ba Vì) Nguyễn Đại Hải cho biết, địa phương có số lượng gia súc, gia cầm lớn, nên nhu cầu sử dụng thuốc thú y của người dân khá cao. Vì vậy, ngay trên địa bàn đã có trên 10 cửa hàng thuốc thú y, song đều ở dạng tự phát do các hộ dân mở tại nhà, bán cho người chăn nuôi khi có nhu cầu. Vì tiện lợi nên đa số người chăn nuôi mua thuốc ở các cửa hàng này mà không quan tâm tới chất lượng. Trong khi đó, năng lực quản lý của cán bộ địa phương yếu, thiếu cán bộ chuyên môn để kiểm tra chất lượng, công tác xử phạt chỉ dừng ở những sản phẩm thuốc hết hạn sử dụng, sai tên, nhãn mác theo quy định...

Siết chặt khâu đăng ký kinh doanh

Theo Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh thuốc thú y Việt Nam Hoàng Triều, các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra cơ sở vật chất tại các cửa hàng bán thuốc. Theo đó, phòng bảo quản thuốc phải có điều hòa nhiệt độ, riêng vắc xin phải bảo quản trong tủ lạnh; kiểm soát hiệu quả thị trường thuốc thú y, rà soát, loại bỏ thuốc thú y chất lượng kém. Đồng thời, thắt chặt khâu đăng ký kinh doanh và kiểm soát việc giới thiệu các loại thuốc thú y mới của các DN cũng như đại lý. Các buổi tập huấn, hội thảo của DN thuốc thú y cho người dân phải được kiểm soát, trong đó thay vì quảng cáo, giới thiệu thuốc, hoạt động này nên tập trung vào nâng cao hiểu biết, cách nhận biết bệnh và sử dụng thuốc đúng liều. Cục Thú y cần tham mưu cho Bộ NN&PTNT nắm chắc hệ thống bán thuốc thú y từ trung ương xuống địa phương. Không chỉ áp dụng tiêu chuẩn GMP cho các DN sản xuất thuốc mà cần áp dụng cho cả các cửa hàng kinh doanh, đặc biệt không để cấp phép tràn lan...

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, để quản lý tốt hệ thống kinh doanh thuốc thú y cần yêu cầu các hộ dân muốn tham gia phải trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ bảo quản thuốc... Nếu hộ dân nào không đáp ứng đủ yêu cầu thì nhất quyết không cấp phép. Chi cục Thú y Hà Nội yêu cầu các trạm thú y cấp huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn phổ biến pháp luật và kiến thức về kinh doanh thuốc thú y cho các chủ đại lý. Đồng thời, nâng cao hiểu biết về danh mục thuốc trong quy định, các loại bệnh dịch mới trên gia súc, gia cầm cho chủ cửa hàng cũng như người chăn nuôi; tuyên truyền cho người dân nên mua thuốc tại các đại lý lớn có uy tín, tránh mua hàng ở những cửa hàng không bảo đảm chất lượng.

Theo báo Hà Nội Mới

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC