Lạm dụng chất cấm, hàng thủy sản Việt tự đưa mình vào chỗ khó

Với hàng trăm lô hàng vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng nghìn tấn thủy sản bị trả về, cảnh báo đã khiến uy tín hàng thủy sản Việt đi xuống. Nguy hiểm hơn, điều này có thể khiến ngành thủy sản mất thị trường xuất khẩu.

Với hàng trăm lô hàng vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng nghìn tấn thủy sản bị trả về, cảnh báo đã khiến uy tín hàng thủy sản Việt đi xuống. Nguy hiểm hơn, điều này có thể khiến ngành thủy sản mất thị trường xuất khẩu.

http://images.motthegioi.vn/Uploaded/trilam/2015_11_01/lam-dung-chat-cam-thuy-san-viet-tu-dua-minh-vao-cho-kho_BMMY.jpg?width=600&height=360&crop=auto&scale=both

Gia tăng việc lạm dụng chất cấm

Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam có tới 165 lô hàng thủy sản bị phát hiện vi phạm quy định đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Như vậy, tổng số vi phạm ATVSTP chỉ trong 9 tháng đầu năm 2015 đã cao hơn cả năm 2014. Bên cạnh đó, tổng số lô hàng thủy sản bị cảnh báo tại thị trường các nước đã gần bằng cả năm ngoái (181 lô so với 187 lô).

Cũng theo cơ quan này, tính từ năm 2014 đến nay đã có gần 32.000 tấn hàng bị trả về. Riêng 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam có đến 582 lô hàng bị 38 nước trả lại.

Có nhiều nguyên nhân khiến hàng thủy sản Việt Nam bị trả về, một trong những lý do nổi cộm là lạm dụng chất cấm. Theo Bộ NNPTNT, 9 tháng đầu năm có tới 35 lô hàng thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu (XK) vào thị trường Hoa Kỳ bị cảnh báo vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh. Vi phạm này tăng 6 lần so với năm 2014.

Bên cạnh đó, ở thị trường Australia , EU và Nhật Bản cũng có 30 lô hàng bị cảnh báo nhiễm hóa chất và kháng sinh. Hơn nữa, số lượng hàng bị cảnh báo có các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm như Chloramphenicol, Enro floxacin…tăng gấp nhiều lần so với các năm trước.

Một phần nguyên nhân của tình trạng mất ATVSTP đượcphía NAFIQAD chỉ ra. Theo cơ quan này, phần lớn những lô hàng bị cảnh báo dư chất kháng sinh được các doanh nghiệp, đại lý thu gom từ nhiều cơ sở nuôi nhỏ lẻ nên khó kiểm soát. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc trước ngày thu hoạch, lạm dụng kháng sinh cấm để điều trị bệnh hay cho vào thức ăn chăn nuôi…

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp có hệ thống tự kiểm soát nhưng hoạt động không hiệu quả, nhiều khi chỉ mang tính hình thức.

Những lý do trên khiến tình hình vi phạm VSATTP trong ngành hàng thủy sản của Việt Nam không những không giảm mà còn ngày càng gia tăng. Bước chân vào thị trường quốc tế với yêu cầu ngặt nghèo về chất lượng hàng hóa, Việt Nam sẽ tự đánh mất thị trường của mình nếu cứ tiếp tục đem xuất khẩu những sản phẩm nhiễm bẩn. Điều này không khác gì tự giết chính mình, sẽ ảnh hưởng lâu dài đến những doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc.

Giải pháp đến từ nhiều phía

Theo ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phẩn Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, nông dân Việt Nam khá đơn độc vì ít được hỗ trợ. Hơn nữa, giá thành tôm Việt Nam luôn cao hơn các nước xuất khẩu khác 1-3 USD/kg. Để cạnh tranh được cần phải giảm giá thành nên nhiều doanh nghiệp tăng cường sử dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng, bảo quản tôm. Giải quyết được vướng mắc này thì tình hình chất lượng thủy sản mới có thể thay đổi.

Bên cạnh đó, ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Việt-Úc cho rằng, liên kết từ nhà cung cấp đầu vào tới người nông dân và doanh nghiệp chế biến XK hiện đang khá lỏng lẻo. Muốn giải quyết hiệu quả tình hình VSATTP cần phải xây dựng chặt lẽ liên kết này.

Ngoài ra, trong hội nghị kiểm soát VSATTP, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám khẳng định, việc các lô hàng thủy sản xuất khẩu bị cảnh báo còn do các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu trôi nổi. Việc cần làm là xây dựng cho được vùng nguyên liệu đảm bảo.

Thứ trưởng Tám cũng cho hay, giải pháp cấp bách từ nay đến cuối năm là xây dựng và triển khai một chương trình kiểm soát sự lạm dụng kháng sinh trong thủy sản. Thứ trưởng yêu cầu Cục NAFIQAD, Cục Thú y nghiên cứu, đưa ra những chế tài xử lý đơn vị cố tình vi phạm.

Song song với đó, chính quyền địa phương cũng khuyến khích người dân tham gia vào việc tố giác, cung cấp thông tin liên quan đến đường dây buôn lậu hóa chất kháng sinh, các chất cấm dùng cho nuổi trông thủy sản.

Theo thứ trưởng Tám, giải pháp lâu dài là tập hợp những người nuôi nhỏ lại thành các THT, HTX để hướng đến sản xuất an toàn, giảm giá thành; xây dựng các mô hình sản xuất sạch như tôm – lúa… Cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tăng cường thanh, kiểm tra các yếu tố đầu vào, soạn thảo, phổ biến các quy định pháp luật…

Theo báo  motthegioi.vn

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC