Lạm dụng kháng sinh, hóa chất: Kiểm soát khó chừng nào?

Việc lạm dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi tôm nhiều năm trở lại đây đã trở thành vấn nạn, gây ra không ít khó khăn trong hoạt động của chuỗi giá trị, đặc biệt là chế biến xuất khẩu, như một “điểm đen” để các thị trường gây khó.

Việc lạm dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi tôm nhiều năm trở lại đây đã trở thành vấn nạn, gây ra không ít khó khăn trong hoạt động của chuỗi giá trị, đặc biệt là chế biến xuất khẩu, như một “điểm đen” để các thị trường gây khó.

Khoảng gần 2 thập niên trước đây, trong câu chuyện nuôi tôm không hề có bóng dáng của cụm từ kháng sinh, hóa chất. Bởi khi đó, các hộ nuôi tôm chủ yếu theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến, với mật độ thưa, ít sử dụng thức ăn nên môi trường trong sạch hơn, dịch bệnh có xuất hiện nhưng không phức tạp và không kéo dài, dễ điều trị. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhiều người nuôi tôm đã khốn đốn vì dịch bệnh, nhất là sự hoành hành của hội chứng tôm chết sớm, khiến tôm chết hàng loạt. Khi đó, để cứu đầm tôm, nhằm tránh cảnh trắng tay, người nuôi buộc phải tìm cách ngăn chặn nhanh nhất, hiệu quả nhất; Và hóa chất, kháng sinh trở thành “cứu cánh”.

Việc lạm dụng kháng sinh, hóa chất cấm là vấn nạn trong nuôi tôm, cần phải giải quyết sớm và triệt để. Tuy nhiên, sau bao nhiêu năm vẫn không thể ngăn chặn. Nguyên nhân kéo dài do đâu, trách nhiệm thuộc về ai?

http://thuysanvietnam.com.vn/uploads/article2/baiviet/tieu%20diem/z300-con-tom-1512-.jpg
Việc lạm dụng kháng sinh, hóa chất là vấn nạn trong nuôi tôm - Ảnh: Thanh Ngân

Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu biện minh, họ không sử dụng kháng sinh trong chế biến, họ là nạn nhân, chịu nhiều hậu quả nặng nề, mỗi năm tốn nhiều tỷ đồng cho việc kiểm nghiệm nhưng vẫn không thể kiểm soát nổi.

Khi vấn đề này nêu ra, tất cả đều đổ dồn cho người nuôi tôm. Bởi, “họ trộn kháng sinh với thức ăn để tôm ăn, thậm chí đổ thẳng kháng sinh xuống đầm nuôi”. Hiện nay, không ai biết chính xác bao nhiêu loại kháng sinh đang được dùng và dùng như thế nào trong mỗi vụ nuôi, các tên thuốc mới liên tục xuất hiện trên thị trường, quá nhanh và quá nhiều, vượt qua tầm quản lý của cơ quan chức năng. Hơn nữa, người nuôi vì lợi trước mắt, tận dụng mọi khoảng trống để nuôi, mật độ dày đặc, thời gian ngắt vụ ngắn đã khiến môi trường nuôi ngày càng xấu đi, cộng với thời tiết phức tạp làm phát sinh nhiều dịch bệnh. Để cứu tôm và “cứu mình”, người nuôi lại nhờ vậy vào kháng sinh và một khi phụ thuộc vào nó thì khó dứt nổi, ít nhất trong thì hiện tại. Cái vòng luẩn quẩn này mãi chưa thoát ra được.

Rõ ràng, để xảy ra hậu quả thì lỗi trực tiếp nằm ở các hộ nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên, họ lại thường không biết nhiều về tính chất độc hại của kháng sinh, liều lượng dụng bao nhiêu, dùng như thế nào và khi nào dừng… Do vậy, phải truy ra tầm rộng hơn. Ai có trách nhiệm quản lý, tổ chức phòng chống dịch bệnh tôm? Ai hướng dẫn người nuôi dùng? Vì sao thuốc này lại được bán trên thị trường. Thực trạng rõ nhất là hiện nay các loại thuốc kháng sinh bày bán trên thị trường rất nhiều, thật có mà giả cũng khó đếm được, và thực tế nữa là nó không bị kiểm soát.

Một trong những lý do giải thích cho điều này là việc đến nay, Việt Nam vẫn sử dụng nhân lực kiểm soát bệnh động vật trên cạn để kiểm soát bệnh động vật dưới nước, đội ngũ này đã mỏng và yếu lại càng bị phân tán nhỏ hơn… Nhân lực không có, tài lực thiếu nên dẫn đến thiếu đủ thứ.

Người nuôi tôm trông chờ một biện pháp giải quyết hữu hiệu từ các nhà quản lý, chuyên môn là nuôi tôm thế nào hiệu quả mà không cần sử dụng kháng sinh, hóa chất? Tuy nhiên, chưa có cơ quan, đơn vị nào đưa ra được giải pháp. Cơ quan quản lý kêu gọi người nuôi không sử dụng kháng sinh, tuy nhiên, lại không chỉ cho họ phương án cứu đầm tôm khi dịch bệnh xảy ra. Do vậy, buộc họ phải đánh liều để tài sản của mình không bị “đổ sông đổ bể”.

Để cải thiện tình hình, nhiều người nuôi và doanh nghiệp đã nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp nuôi mới, theo hướng bền vững, như: nuôi mật độ thưa, nuôi sinh thái, nuôi kết hợp… Nhiều mô hình nuôi kết hợp đã chứng minh tính bền vững, vừa giúp con tôm khỏe, vừa tăng thêm thu nhập cho người nuôi trên cùng một đơn vị diện tích. Thế nhưng đây chỉ là cách xử lý phần ngọn, giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề này vẫn còn đợi các nhà quản lý và cơ quan chuyên môn đưa ra!

Theo báo Thuỷ Sản Việt Nam

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC