Lạm dụng kháng sinh thủy sản, vì sao?

Giám đốc một DN chế biến tôm xuất khẩu ở Sóc Trăng mỗi khi trò chuyện với chúng tôi, ông thường than phiền chuyện tôm Việt Nam xuất bị kiểm tra phát hiện dư lượng kháng sinh.

Giám đốc một DN chế biến tôm xuất khẩu ở Sóc Trăng mỗi khi trò chuyện với chúng tôi, ông thường than phiền chuyện tôm Việt Nam xuất bị kiểm tra phát hiện dư lượng kháng sinh.

http://nongnghiep.vn//upload/2016/3/31/14-47-27_nghe-nuoi-tom-dng-huong-toi-cong-nghe-qun-ly-tot-moi-truong-v-qun-ly-dich-benh-nh-hd.jpg
Nghề nuôi tôm đang hướng tới công nghệ quản lý tốt môi trường và quản lý dịch bệnh

Ở ĐBSCL nuôi trồng thủy sản dùng thuốc kháng sinh trị bệnh hiện là vấn đề nhức nhối còn tồn tại khá dai dẳng, cần kiên trì tìm biện pháp quản lý.

Lạm dụng thuốc

Giám đốc một DN chế biến tôm xuất khẩu ở Sóc Trăng mỗi khi trò chuyện với chúng tôi, ông thường than phiền chuyện tôm Việt Nam xuất bị kiểm tra phát hiện dư lượng kháng sinh. Tình trạng này một số thị trường các nước nhập khẩu đã cảnh báo.

Mặc dù các DN thu mua và chế biến tôm XK vẫn thường xuyên kiểm tra kỹ trước khi thu mua tôm nguyên liệu tại vùng nuôi, song đôi lúc vẫn bị “vướng” mà chưa có cách nào khắc phục rủi ro. Biện pháp kiểm soát con tôm từ vùng nuôi đến cổng nhà máy là quá tầm tay DN.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, người từng nuôi cá tra hiệu quả ở HTX Thới An, quận Ô Môn (Cần Thơ) và có dạo sang Bến Tre nuôi tôm, mở hướng làm ăn mới.

Ông Hải so sánh: Nuôi cá tra ít phức tạp hơn tôm nhiều. Nếu nuôi cá có sử dụng thuốc kháng sinh trị bệnh tới thu hoạch kiểm tra phát hiện, DN không mua người chủ ao cá vẫn có thể giữ cá lại trong ao nuôi kéo dài thời gian thêm 15-20 ngày để thịt cá giảm dư lượng kháng sinh rồi mới bán.

Còn nuôi tôm, có vào nghề mới biết có người nuôi không biết đâu là loại thuốc nằm trong hay ngoài danh mục cho phép để sử dụng. Con tôm giá trị cao hơn cá và bao nhiêu vốn liếng của gia đình đổ vào ao nuôi, cho nên hễ thấy có dấu hiệu tôm bệnh thì nghe ai mách thuốc gì cũng chạy ra mua về trị.

Mới đổ thuốc 1-2 ngày thấy không có dấu hiệu bệnh giảm thì phải gấp rút kéo tôm bán ngay. Trong khi ngoài chợ muốn mua loại thuốc kháng sinh nào mà chẳng có?

Ông Quách Văn Tây, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Sóc Trăng thừa nhận tình trạng lạm dụng kháng sinh trong nuôi thủy sản, nhất là người dân nuôi tôm ở Sóc Trăng vẫn còn tồn tại và chậm khắc phục. Đây là tình trạng chung khá phổ biến của nhiều địa phương nuôi thủy sản ven biển.

Phần nhiều những người nuôi tôm mua thuốc nhỏ lẻ thường rỉ tai nhau cách phòng trị “truyền miệng” rồi ra chợ tìm mua loại thuốc kháng sinh nào đó về “tự trị”.

Thậm chí dân nuôi tôm ở Sóc Trăng còn nói, nuôi tôm cần gì tới hiệu thuốc thú y, cứ tới hiệu thuốc A.T ở TP Sóc Trăng và ai cũng biết mấy hiệu bán thuốc tây (tân dược) cứ "nói bệnh ra toa", có đủ loại kháng sinh trị bệnh cho người nhưng mua mang về trị bệnh cho cho người hay cho tôm… thì chỉ có người mua biết, hậu quả ra sao ráng chịu.

Có người mua ắt có người bán. Ai biết chuyện mua thuốc cho người về trị bệnh cho nuôi tôm, cá bao giờ đâu? Người hắt hơi sổ mũi, nhức đầu… cứ ra tiệm thuốc tây mua thuốc, thậm chí gọi mua tên loại thuốc kháng sinh nào cũng bán, có ai cấm, ai phạt đâu? C

ó người nuôi tôm tình thiệt, đưa ra lý lẽ: Phòng trị bệnh bằng biện pháp an toàn sinh học, nói nghe hay lắm nhưng vì đã theo dõi và từng chờ xem kết quả thấy vẫn chưa đảm bảo an toàn, chưa thuyết phục. Vừa qua đã có một vài DN quảng cáo, chào mời dùng thử loại thuốc vi sinh, quả là khi dùng mới biết “hên xui”, “phước chủ may thầy”…

http://nongnghiep.vn//upload/2016/3/31/14-47-27_nguoi-nuoi-c-tr-biet-cch-gim-su-dung-thuoc-khng-sinh-nh-hd.jpg
Người nuôi cá tra biết cách giảm sử dụng thuốc kháng sinh

Do vậy vì nóng lòng lo sợ tôm bệnh chết, người nuôi tôm nhỏ lẻ càng hoang mang dẫn tới tìm đủ mọi cách, kể cả lạm dụng kháng sinh để trị bệnh cho tôm.

Biện pháp chấn chỉnh

Cách đây hơn 10 năm, một số người chăn nuôi thừa nhận có ra hiệu thuốc tây mua thuốc kháng sinh một cách vô tư để trị bệnh cho heo. Hồi đó người nuôi heo còn nghĩ thuốc trị bệnh cho người được thì dùng cho gia súc, gia cầm sẽ không gây hại gì.

Một kỹ sư chăn nuôi kể chuyện cũ, ông xem bệnh heo và thử lấy thuốc kháng sinh dùng cho người, thậm chí thuốc đã quá đát (quá hạn sử dụng) về cho uống và chích đàn heo của thân chủ. Kết quả thấy heo hết bệnh, người chủ nuôi heo còn khen cách trị bệnh của ông kỹ sư “mát tay”.

Tuy nhiên, đó là cách trị bệnh không dùng đúng thuốc phòng trị bệnh trong ngành chăn nuôi thú y. Ngày nay các loại thuốc thú y phòng trị bệnh đã được khuyến cáo sử dụng dùng đúng theo danh mục để sản phẩm sau quá trình chăn nuôi phải đảm bảo an toàn cho con người.

Do đó cần có biện pháp chấn chỉnh, kiểm soát, kiểm tra đồng thời tuyên truyền khuyến cáo người chăn nuôi nâng cao kiến thức sử dụng đúng loại thuốc thú y, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.

Anh M.H một người chuyên kinh doanh thuốc thú y của một DN thuốc thú y ở các tỉnh ĐBSCL, sau nhiều năm trực tiếp khảo sát, tiếp cận thị trường từ chủ cửa hàng thuốc thú y đến người chăn nuôi, cho biết hiện các xã viên HTX chăn nuôi, DN và chủ trang trại có vùng nuôi tôm lớn tiến bộ hơn rất nhiều trong việc cập nhật kiến thức ứng dụng kỹ thuật mới nuôi tôm.
“Các cơ quan chuyên môn ngành thủy sản địa phương cần có biện pháp tuyên truyền để người nuôi hiểu rằng nuôi tôm chủ yếu là biết cách phòng dịch là chính, từ các biện pháp kỹ thuật vệ sinh cải tạo ao và kỹ thuật nuôi… Tôm bệnh xảy ra là do virus nhiều hơn vi khuẩn. Hiện nay một số bệnh tôm chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy nếu người nuôi tôm chưa được các cơ quan chuyên môn chỉ dẫn cách phòng trị, dù có mua dùng loại thuốc kháng sinh nào chỉ tốn “tiền mất, tật mang” uổng công”, anh M.H nêu ý kiến.

Các nhà chăn nuôi này còn liên kết với DN thu mua, chế biến tôm xuất khẩu nên rất ý thức trong chuyện sử dụng thuốc phòng trị bệnh. Họ sử dụng thuốc theo danh mục và biết thời điểm nào dừng không nên lạm dụng thuốc kháng sinh để qua kiểm tra không lưu tồn dư lượng kháng sinh trên tôm, cá lúc thu hoạch.

Dù vậy bên cạnh đó vẫn còn nhiều hộ nuôi tôm quy mô nhỏ chưa nắm vững kỹ thuật nuôi và biết chọn mua đúng các loại thuốc trong danh mục cho phép được sử dụng.

Hiện nay vùng nuôi cá tra chiếm phần lớn diện tích do các DN tự lực hoặc liên kết với các HTX, chủ trang trại chăn nuôi gia công. Công thức được đưa ra sử dụng theo hệ số thức ăn và cách phòng trị bệnh rõ ràng để sản phẩm cá tra không bị loại vì kháng sinh. Trong khi với người nuôi tôm, họ vẫn chưa ý thức được như vậy.

Theo báo NNVN

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC