Làm gì để nâng cao sức cạnh tranh ngành gia cầm?

Trong những năm qua, chăn nuôi gia cầm nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, tự phát, dần dần chuyển thành chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, áp dụng nhiều công nghệ mới.

Trong những năm qua, chăn nuôi gia cầm nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, tự phát, dần dần chuyển thành chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, áp dụng nhiều công nghệ mới.

Chăn nuôi gia cầm đã có vị thế mới, góp phần làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Giá thành cao, cạnh tranh yếu

Tuy nhiên, ngành gia cầm còn bộc lộ nhiều hạn chế như phát triển tự phát, chăn nuôi nhỏ lẻ khó kiểm soát, thiếu tính liên kết và đặc biệt khả năng dự báo kém nên thường xuyên bị mất cân đối cung – cầu. Điểm yếu lớn nhất, đó là giá thành sản xuất khá cao, khả năng khả năng cạnh tranh thấp so với các sản phẩm cùng loại nhập từ nước ngoài. Trong bối cạnh hội nhập, đây là vấn đề rất lớn, có tính quyết định sống còn đến ngành sản xuất gia cầm nội địa.

 

 


Giá thành chăn nuôi cao, sức cạnh tranh yếu, không có những doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn... là những điểm yếu cốt tử của ngành chăn nuôi gia cầm nước ta.

Để giúp các cơ sở chăn nuôi gia cầm có cách nhìn tổng quát về vấn đề hạch toán chi phí đầu vàoảnh hưởng đến giá giá thành chăn nuôi, chúng ta cần tập trung phân tích các nguyên nhân làm cho giá thành các loại sản phẩm gia cầm nước ta, đặc biệt là thịt gà cao hơn các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Theo kết quả nghiên của nhóm nghiên cứu quốc tế của do Giáo sư Peter van De Horne chủ trì thực hiện năm 2018 cho thấy, giá thành thịt gà của Việt Nam cao thứ 6 trong số 9 nước được khảo sát. Cụ thể, chi phí để sản xuất 1 kg gà thịt của Việt Nam khoảng 126 cent- USD (tương đương khoảng 29.000đ/kg), cao hơn khá nhiều so với Trung Quốc (96 cent), Mỹ (106 sent), Thái Lan (116 sent); chỉ thấp hơn chút ít so với một số nước như Nga (130 cent), khối EU (134 cent)…

Nguyên nhân do chi phí thức ăn 87 cent/kg (chiếm 69,5% giá thành) cao hơn các nước 12-25 cent/kg, chi phí điện nước, nhà xưởng 14 cent/kg cao hơn 2-5 cent; chi phí khác như công tác quả lý, chi phí vận chuyển 15 cent/kg thuộc nhóm nước có chi phí cao nhất… Ngoài chi phí sản xuất thì chi phí trung gian cho các thương lái, giết mổ, bán hàng… của Việt Nam cũng khá cao (20 cent/kg) trong khi trung bình ở các nước khảo sát chỉ khoảng 17 cent/kg.

Ngoài kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu quốc tế nêu trên, chúng tôi cũng đã trực tiếp khảo sát 12 doanh nghiệp có quy mô chăn nuôi gà lớn thuộc Hiệp hội Gia cầm Việt Nam, kết quả sản xuất 6 tháng đầu năm 2019 của các cơ sở này cho thấy các đơn vị đã rất nỗ lực cải tiến để giảm giá thành chăn nuôi, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi gà trắng quy mô lớn đã giảm giá thành chỉ còn 24- 25.000đ/kg.

Tuy nhiên đây vẫn là mức cao nếu so với giá thành chăn nuôi gà của Mỹ và một số nước trong khu vực thời điểm hiện tại (Mỹ 16-17.000đ/kg; Trung Quốc 14-15.000đ/kg và Thái Lan 19-20.000đ/kg. Đây là lý do chính làm cho các trang trại chăn nuôi gà tại nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong những tháng gần đây.

3 nguyên nhân chính

Theo chúng tôi, có 3 nhóm nguyên nhân làm cho giá thành sản xuất các sản phẩm gia cầm Việt Nam còn cao hơn so với các nước.

Một là, chăn nuôi gia cầm ở nước ta phần lớn theo hình thức tự phát, quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ cao. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019 quy mô chăn nuôi gia cầm với số lượng dưới 100 con/hộ vẫn chiếm 56-59% tổng số đàn gia cầm. Hạn chế lớn nhất của chăn nuôi quy mô nhỏ, đó là khó đầu tư, áp dụng công nghệ mới, khó kiểm soát dịch bệnh, chi phí thức ăn và chi phí lao động cao, năng suất chăn nuôi thấp dẫn tới giá thành cao.

Điều này đã được nhiều chuyên gia kinh tế phân tích và chứng minh. Nghiên cứu của 2 nhà kinh tế nổi tiếng Ấn Độ, là V.Balamurugan và M.Manoharan cho thấy quy mô chăn nuôi tỷ lệ thuận với tỷ lệ hoàn vốn, tỷ lệ nghịch với thời gian hoàn vốn và chi phí trực tiếp để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm, nghĩa là quy mô chăn nuôi gà càng cao thì tỷ lệ hoàn vốn càng cao và và thời gian hoàn vốn càng ngắn, chi phí sản xuất càng thấp.

Nghiên cứu cụ thể với 3 mô hình có quy mô 25, 35 và 70 ngàn gà thịt/năm cho kết quả tỷ lệ hoàn vốn lưu động tương ứng 33%, 43% và 52%/năm; thời gian hoàn vốn tương ứng là 3,72; 3,18 và 2,81 năm; chi phí trực tiếp cho 1kg gà là 119; 107 và 98 cent/kg.

Hai là, để sản phẩm đến tay người tiêu dùng còn quá nhiều khâu trung gian, tính liên kết trong các khâu của chuỗi giá trị sản phẩm gia cầm lỏng lẻo, mạnh ai người ấy làm, mỗi khâu, mỗi công đoạn đều phải có lãi nên đẩy giá sản phẩm lên cao. Nguyên nhân do Việt Nam chưa có nhiều công ty lớn, có đủ tiềm lực và tầm nhìn để thành lập tập đoàn sản xuất tích hợp từ khâu con giống đến thức ăn, nuôi dưỡng, chế biến và bán sản phẩm.

Để giảm giá thành và đặc biệt làm chủ thị trường nội địa cũng như phục vụ xuất khẩu, từ những năm 2000 trở lại đây, nhiều nước chủ trương thúc đẩy hình thành các tập đoàn lớn sản xuất theo hướng tích hợp (Integrated). Các tập đoàn sản xuất thức ăn đồng thời là tập đoàn chăn nuôi quy mô lớn, thậm chí một số tập đoàn kiêm luôn chế biến sản phẩm và bán hàng. Kết quả, các tập đoàn này ngày càng phát triển, quy mô mở rộng và dần trở nên có khả năng định hướng, điều tiết thị trường.

Theo khảo sát của WATTAgNet (Mỹ, năm 2018,) thì top 20 công ty chăn nuôi gia cầm lớn nhất (có số đầu gà mái từ 10 triệu con trở lên) thì có tới 17 công ty (chiếm tỷ lệ 85%) là công ty đồng thời sản xuất thức ăn, trong đó nổi bật là một số tập đoàn như C.P (Thái Lan) có sản lượng thức ăn lớn nhất thế giới (27,6 triệu tấn), sản lượng gà chiếm thứ 4 thế giới (22 triệu con), New Hope Group (Trung Quốc) có sản lượng thức ăn cao thứ 2 thế giới (20 triệu tấn), sản lượng gà đúng thứ 9 thế giới (8,7 triệu con)…

Tại Việt Nam, những năm gần đây xuất hiện một số công ty phát triển theo hướng tích hợp vừa nêu nên cũng đã đạt được một số kết quả tốt, điển hình là tập đoàn DABACO, Green Feed, Masan…

 

 


Chăn nuôi gia cầm đã có vị thế mới, góp phần làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Ba là, phần lớn các trang trại quy mô vừa và nhỏ chưa kiểm soát được chất lượng các nguyên liệu đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y…nên nguyên liệu đầu vào không ổn định cả về chất lượng và giá cả gây ảnh hưởng đến năng suất và giá thành chăn nuôi. Thực tế những năm qua cho thấy chỉ những công ty lớn, đặc biệt là các công ty liên doanh mới kiểm soát tốt các khâu liên quan đến nguyên liệu đầu vào. Phần lớn các trang trại quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là các hộ chăn nuôi vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có cả lý do chủ quan và lý do khách quan đã gần như bất lực trước khó khăn này.

Một số giải pháp

  • Ngoài an ninh lương thực thì xu thế trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển tìm cách đảm bảo cả an ninh thực phẩm, nhất là trong bối cảnh hội nhập. Để đảm bảo an ninh thực phẩm, Nhà nước nên có chính sách thúc đẩy, hỗ trợ hình thành các công ty lớn, sản xuất tích hợp do Việt Nam làm chủ để có đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài khác, như CP, Proconco, New Hope, Cagill…, Mặt khác cần tiếp tục cải tiến, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn ưu đãi theo Quyết định số1895/QĐ-TTgngày 17/12/2012. Mạnh dạn đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 1-2 công ty sản xuất thức ăn và chăn nuôi lớn nằm trong top 20 thế giới.
  • Phát triển các sản phẩm đặc thù để tăng tính cạnh tranh: Phần lớn các nước tập trung phát triển các giống gia cầm màu trắng, nuôi theo hướng công nghiệp nên có năng suất rất cao, giá thành rẻ nên để cạnh tranh với họ là rất khó khăn. Các giống gà lông màu nuôi bán chăn thả, mặc dù có giá thành cao nhưng bù lại chất lượng thịt lại tốt hơn gà lông trắng, các nước chưa nuôi nhiều các giống gà này.
  • Theo khảo sát mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA, 2019), có tới 67% người tiêu dùng châu Âu và 59% người tiêu dùng Mỹ muốn chuyển từ việc sử dụng thịt gà trắng sang thịt gà lông màu nuôi bán chăn thả. Có thể coi đây là tín hiệu vui và là một lợi thế không nhỏ đối với các nhà chăn nuôi gia cầm Việt Nam.
  • Tiếp tục nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của người dùng, nhằm phục vụ thị trường trong nước là chính. Với dân số trên 97 triệu người và khoảng 15 triệu khách du lịch nhu cầu tiêu thụ thịt, trứng thị trường nội địa là rất lớn.

Thực tế cho thấy, chúng ta vẫn phải nhập khẩu thịt gà từ các nước (năm 2018 nhập 128 ngàn tấn, 9 tháng đầu năm 2019 nhập khoảng 79 ngàn tấn thịt gà). Mặt khác, dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gia cầm sẽ tăng vì tiêu thụ bình quân đầu người cả thịt và trứng của Việt Nam hiện tại đều thấp hơn trung bình thế giới (năm 2018 tiêu thụ thịt gà của Việt Nam khoảng 10 kg/người/năm, trứng gà 89 quả/người/năm so với bình quân thế giới 23,8 kg và 156 quả/người/năm).

Ngoài ra tăng cường tiếp cận, nâng cao chất lượng để phục vụ xuất khẩu sang các nước, đặc biệt là các nước có giá thành cao hơn Việt Nam như Nga, EU, Ấn Độ…

Theo báo doanhnghiepvn.vn

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC