Một năm tôm, cá... buồn

Thị trường tiêu thụ kém, giá giảm mạnh, sự biến động của các đồng ngoại tệ so với đồng USD cũng đã tác động mạnh đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2015. Trong đó, con tôm chịu ảnh hưởng sâu nhất, giảm 25 – 30% trong năm qua.

Thị trường tiêu thụ kém, giá giảm mạnh, sự biến động của các đồng ngoại tệ so với đồng USD cũng đã tác động mạnh đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2015. Trong đó, con tôm chịu ảnh hưởng sâu nhất, giảm 25 – 30% trong năm qua.
  
Tính chung cả năm 2015, xuất khẩu (XK) thủy cả nước ước đạt 6,7 tỷ USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ 2014. Trừ mặt hàng cá biển, tất cả các sản phẩm chính khác đều giảm từ 3 - 25%.

Kim ngạch XK giảm sâu

Trong năm 2015, tôm là sản phẩm có giá trị XK giảm mạnh nhất, với mức giảm 25%. Tổng giá trị kim ngạch XK tôm các loại trong năm qua ước đạt gần 3 tỷ USD, chiếm 44% tổng giá trị kim ngạch XK thủy hải sản cả nước (giảm so với mức 50,2% trong năm 2014). Trong đó, XK tôm thẻ giảm 25% và tôm sú giảm đến 29% so với 2014.

http://streaming1.danviet.vn/upload/4-2015/images/2015-12-27/1451225831-tom-xk.jpg
Chế biến tôm XK ở Công ty CP Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú.   Ảnh: Anh Thư

XK tôm Việt Nam sang các thị trường chính đều đã giảm mạnh trong năm qua, trong đó, XK vào Mỹ giảm 39% do những ảnh hưởng của đồng USD, thuế chống bán phá giá…, XK vào Nhật Bản giảm 21%, Hàn Quốc giảm 24%, thị trường EU và Trung Quốc đều giảm 19%. Chưa kể, trong năm 2015, tôm Việt Nam chỉ XK được đến 92 thị trường, giảm mạnh so với con số 150 thị trường trong năm 2014.

Lý giải nguyên nhân sụt giảm sâu của XK tôm Việt Nam trong năm qua, ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Việt Nam (VASEP) cho rằng, năm nay, sản lượng tôm của Ấn Độ tăng mạnh, giá tôm nước này lại rất cạnh tranh tại thị trường Mỹ. Ngoài ra, đồng nội tệ của các nước có XK tôm như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia… giảm giá sâu so với USD đã giúp đẩy mạnh tính cạnh tranh của nông sản các nước này khi XK vào Mỹ.

Bên cạnh tôm, mặt hàng cá tra Việt Nam năm qua cũng nhận “một năm kinh tế buồn” khi giá trị kim ngạch XK chỉ đạt 1,6 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. XK cá tra giảm ở hầu hết các thị trường, trong đó, XK sang EU giảm 15%, Mỹ giảm 4,5%...

Theo đánh giá của VASEP, nhu cầu cá tra tại thị trường Mỹ năm qua có thể vẫn cao, tuy nhiên, kết quả các đợt xem xét chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam POR10 và POR11 đều gây bất lợi cho doanh nghiệp chế biến, XK cá tra vào Mỹ của Việt Nam. Trong đó, mức thuế ở POR10 là gần 1USD/kg, kết quả sơ bộ POR11 là 0,6USD/kg đã tiếp tục gây khó khăn cho DN khi XK vào thị trường này.

Có nên “lờ” bớt thị trường Mỹ?

Đánh giá thị trường XK thủy sản trong năm tới, nhiều ý kiến cho rằng, sẽ còn nhiều khó khăn khi các thị trường chính như Mỹ, Nhật, EU… đều tăng cường kiểm soát thủy sản nhập khẩu.

Ông Dương Ngọc Minh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Hùng Vương, cho rằng, ở thời điểm hiện tại, chưa thể báo trước được gì nhiều về tình hình XK trong năm 2016. Tuy nhiên, theo ông Minh, các doanh nghiệp chế biến, XK thủy sản nên “lờ bớt”, đừng quan tâm nhiều tới thị trương  Mỹ, thay vào đó, phải quan tâm nhiều hơn thị trường châu Á.
VASEP dự báo, mức XK thủy sản Việt Nam trong năm 2016 sẽ dần phục hồi, đạt giá trị khoảng 7,12 tỷ USD, tăng nhẹ hơn 6% so với năm 2015. 

Ông Minh cho rằng, châu Á có hơn 3 tỷ người, có mức thu nhập tương đồng với nhiều thị trường khác trên thế giới, tuy nhiên, thủy hải sản Việt Nam chưa quan tâm đúng mức tới các nước này, đặc biệt là thị trường ASEAN.

Ông Hồ Quốc Lực – Chủ tịch HĐQT, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) thì cho rằng, đối thủ của cá tra Việt Nam trong năm tới tại các thị trường chính sẽ là cá minh thái. Nguyên nhân do loại cá này đang được mùa, sản lượng lớn, chất lượng thịt cao trong khi giá cả lại “ngang ngửa” với cá tra Việt Nam.

“Những năm trước, cá minh thái gặp khó khăn ở thị trường EU, Mỹ… tạo điều kiện cho tra Việt Nam có cơ hội để thâm nhập thị trường. Hiện tại, cá minh thái đã phục hồi và cạnh tranh tốt với cá tra Việt Nam”- ông Lực nhận định.

Ông Lực cũng cho rằng, để tăng tính cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam hiện nay cần phải kiểm soát được dư lượng kháng sinh, hóa chất trong tôm, cá. Theo ông Lực, tôm sạch có bao nhiêu bán cũng hết, bán được giá cao nữa. Hiện Việt Nam đang thiếu nguồn tôm sạch cho chế biến, XK.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cũng cho rằng, chỉ còn vài ngày nữa là cộng đồng ASEAN được thiết lập, đây là thị trường tiềm năng chưa được đầu tư nhiều. Do đó, các doanh nghiệp cần cân nhắc việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tránh phụ thuộc vào một số thị trường chính.

Còn đối với các quy định tăng cường giám sát cá tra, cá basa của Việt Nam do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa công bố, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đi gặp một số đại diện USDA của Mỹ. Theo đó, phía Mỹ hứa sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc hoàn thiện quy trình nuôi trồng, chế biến, XK để XK vào Mỹ không bị sụt giảm.

Theo báo Dân Việt

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC