Ngành chăn nuôi mong manh khi hội nhập

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành chăn nuôi là đối tượng dễ bị tổn thương trong quá trình mở cửa thị trường, khi TPP được ký kết.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành chăn nuôi là đối tượng dễ bị tổn thương trong quá trình mở cửa thị trường, khi TPP được ký kết.

Với quy mô sản xuất nhỏ, năng suất thấp, có thể nói ngành chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ “sống còn” khi Việt Nam sắp tham gia vào các “sân chơi lớn”.

Chăn nuôi nhỏ lẻ là điểm yếu

Chưa tính tới việc gia nhập các hiệp định thương mại lớn, trong thời gian qua, việc đùi gà Mỹ bán với giá rẻ tại thị trường Việt Nam đã khiến người chăn nuôi gia cầm “lao đao”, nhiều trang trại thua lỗ, có nguy cơ phá sản.

Theo ông Nguyễn Văn Huy, chủ trang trại chăn nuôi, huyện Quốc Oai (Hà Nội), giá xuất gà công nghiệp hiện chỉ trên 20.000 đồng/kg. Trong khi đó, cách đây hai tháng còn ở mức trên 35.000 đồng/kg. Để sản xuất ra được một kg thịt gà thì phải tiêu tốn khoảng 29.000 đồng/kg. Nhiều trang trại chăn nuôi đang thua lỗ nhưng vẫn phải duy trì sản xuất.

http://media.baotintuc.vn/2015/09/24/22/41/nn249.jpg

Chăn nuôi nhỏ lẻ là một yếu điểm của Việt Nam. Ảnh: Đức Hiếu/TTXVN

Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 11 triệu hộ chăn nuôi, trong đó có tới 7 triệu hộ chăn nuôi gia cầm. Trong số này, các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ chiếm 65 - 70%, các hộ này thiếu tính liên kết với thị trường tiêu thụ, bị phụ thuộc nhiều vào thương lái. Chăn nuôi nhỏ lẻ nên dịch bệnh cũng thường xuyên xảy ra.

Bên cạnh đó, quy mô chăn nuôi nhỏ khiến các chi phí đầu vào như: con giống, thức ăn, thuốc thú y... đều cao hơn so với sản xuất công nghiệp. Chính vì vậy, giá thành sản xuất ra luôn cao hơn so với khu vực và trên thế giới 20 - 30%.

Trong khi đó, khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sẽ dần gỡ bỏ hết các loại thuế nhập khẩu, Hiệp định với Liên minh châu Âu cũng sẽ xóa bỏ 90% thuế nhập khẩu trong tối đa 7 năm, ngoài ra còn các hiệp định thương mại song phương khác... Việt Nam lại là nước kém phát triển nhất trong các nước tham gia ký kết, điều này tạo ra sức ép không nhỏ đối với ngành chăn nuôi trong nước.

“Ngành chăn nuôi đang mong manh như ngọn đèn trước gió, yếu thế nhất khi Việt Nam hội nhập TPP”, ông Trần Duy Khanh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam thừa nhận.

Cùng quan điểm này, ông Phạm Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân cho biết, các DN sẽ bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập khi tham gia TPP, thuế xuất về 0%. Các nước khác hầu hết chăn nuôi theo quy mô lớn, còn phần lớn chăn nuôi Việt Nam là nhỏ lẻ, đây là bài toán không cân sức.

Nhanh chóng tái cơ cấu

Theo các doanh nghiệp, muốn cạnh tranh được với thịt gia cầm nhập ngoại, các doanh nghiệp phải hình thành các chuỗi giá trị với sự kết hợp chặt chẽ từ khâu con giống, chăn nuôi, chế biến tới thị trường để hạ giá thành, đảm bảo chất lượng.

Ông Phạm Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân cho biết, để cạnh tranh và phát triển, trước hết DN cần nâng cao năng lực của chính mình. Nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư cho ngành chăn nuôi để thành ngành công nghiệp thực sự, nâng cao chất lượng nguồn giống, cải tiến nhiều khâu, đặc biệt là giảm bớt các khâu trung gian để giảm giá thành.

Còn theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện chăn nuôi, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gia cầm vẫn cạnh tranh được nếu tái cơ cấu và tổ chức lại ngành hàng. Trong những năm tới cần thay đổi, chuyển từ chăn nuôi phát triển quá nóng hiện nay, sang bền vững hơn, thay vì bùng nổ về sản lượng sang nâng cao chất lượng sản phẩm. Hướng tới xuất khẩu một số dòng sản phẩm như trứng muối, gà thả vườn...

Để làm được việc này, Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền đến tận người dân và DN về những hiệp định đã, đang sẽ ký kết. Rà soát gỡ bỏ những bất cập về thủ tục hành chính về giống, phí, lệ phí. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại thông qua đàm phán về kiểm dịch XNK. Rà soát sửa đổi bổ sung nghị định 20/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đây sẽ là những tiền đề để phát triển ngành chăn nuôi.

Ông Hồ Hoàng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP GreenFeed Việt Nam cho rằng, muốn đảm bảo an toàn thực phẩm, trước hết phải hạn chế sử dụng kháng sinh kích thích tăng trọng trong chăn nuôi.

“Việt Nam nên học hỏi cách làm của các nước khác, chỉ kiểm soát đơn vị giết mổ. Nếu kiểm tra phát hiện sản phẩm tại đơn vị giết mổ có chứa kháng sinh vượt ngưỡng cho phép là bị phạt. Để người giết mổ làm việc trực tiếp với người chăn nuôi, yêu cầu sản phẩm chăn nuôi không có chất cấm thì mới mua. Bởi, 100 cán bộ Nhà nước nói với người chăn nuôi không bằng một ông thương lái”, ông Dũng nói.

Các doanh nghiệp cho rằng, Nhà nước cần tăng cường quản lý về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là siết nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, tiến tới xây dựng hàng rào kỹ thuật với một số sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu. Xây dựng vùng an toàn dịch, phát triển chuỗi liên kết, DN là nòng cốt. Hiệp hội, HTX nâng cao vai trò trong bảo vệ quyền lợi hội viên cũng như phổ biến pháp luật, chính sách.

Theo baotintuc.vn

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC