Ngành tôm và mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2025

Rào cản kỹ thuật, dịch bệnh, tạp chất… là những nguyên nhân khiến ngành tôm sẽ khó đạt được kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2025 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Rào cản kỹ thuật, dịch bệnh, tạp chất… là những nguyên nhân khiến ngành tôm sẽ khó đạt được kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2025 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nội khó

Theo Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành tôm đang đối mặt với nhiều khó khăn, thánh thức. Ngay từ đầu năm, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện các cơn mưa trái mùa và biến động nhiệt độ ngày đêm lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thả nuôi.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho biết thời tiết đang diễn ra một cách thất thường, cực đoan là trở ngại lớn cho ngành tôm.

Cùng với đó tình hình dịch hại trên tôm thời gian qua diễn biến khá phức tạp. Số liệu báo cáo của Cục Thú y cho thấy năm 2016 tổng diện tích tôm nuôi thiệt hại là 67.810 ha, trong đó bệnh đốm trắng do vi rút (WSD) và bệnh hoại tủy gan tụy cấp (AHPND) là hai bệnh gây thiệt hại lớn đối với ngành nuôi tôm nước lợ.

Cụ thể, bệnh đốm trắng có tổng diện tích thiệt hại 3.892 ha, bệnh hoại gan tụy cấp là 6.342 ha, hai bệnh hại này xuất hiện hầu hết ở các tỉnh nuôi tôm và có xu hướng tăng về phạm vi qua các năm.

Đại diện Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết: Tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất, bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn còn xảy ra ở các cơ sở nuôi và chế biến tôm nhỏ lẻ, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín sản phẩm tôm Việt.

Trước thực trạng trên, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh: Chúng ta phải tạo ra sản phẩm tôm đáp ứng với nhu cầu thị trường, tuyên chiến với nạn tiêm chích tạp chất vào tôm và dư lượng kháng sinh. Chuyển từ nuôi tôm có kháng sinh sang nuôi theo chế phẩm sinh học và các giải pháp khác có liên quan, để hướng đến ngành tôm thân thiện với môi trường sinh thái.

Một khó khăn khác của ngành tôm là chưa hoàn toàn làm chủ công nghệ chọn tạo, gia hóa trong cung ứng giống. Bên cạnh đó, giá thành sản xuất tôm ở nước ta vẫn còn khá cao, do nguồn thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất (khoảng 65% tôm công nghiệp), chi phí con giống cao do phải nhập khẩu...

Ông Hồ Công Chánh, Giám đốc sản xuất Công ty Minh Phú Cà Mau, cho biết: "Hiện nay giá thành sản xuất tôm cao kéo theo nguồn tôm nguyên liệu vẫn còn khá cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm".

http://media.nguoitieudung.com.vn/files/Thu%20Th%E1%BB%A7y/2017/03/31/1474946958-5582-2016-09-27-10-29-18-1645.jpg
Ngành tôm đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Ngoại cũng khó

Trong khi việc nuôi tôm trong nước đang gặp nhiều khó khăn thì ở thị trường xuất khẩu, con tôm của Việt Nam cũng gặp nhiều rào cản. Cụ thể, việc xuất khẩu tôm ở các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, châu Âu đang gặp khó khăn, do vấn đề kiểm soát 100% kháng sinh trên tôm, nhưng hiện nay việc kiểm soát chất lượng nguồn tôm nguyên liệu vẫn còn rất hạn chế.

Nhiều doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu thừa nhận đã gặp rất nhiều khó khăn trước động thái dựng rào cản kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu tôm, nhất là trong bối cảnh ngành tôm trong nước cũng đang gặp nhiều khó khăn, giá cả và nguồn nguyên liệu thiếu ổn định.

Ông Vũ Văn Tám cho rằng việc các nước dựng rào cản kỹ thuật, đặc biệt là về an toàn thực phẩm và kiểm dịch đối với sản phẩm nông sản nhằm hạn chế nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước cũng như sức khỏe người tiêu dùng là điều khó tránh khỏi. Do đó muốn xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong đó có con tôm, trước hết Việt Nam phải làm tốt việc sản xuất trong nước.

Với thị trường nào áp dụng rào cản không tương thích hoặc không phù hợp với quy định của quốc tế, Việt Nam sẽ cương quyết đấu tranh trên cơ sở tìm hiểu kỹ các quy định của quốc tế và của các nước nhập khẩu.

Đồng ý với ý kiến của Thứ trưởng, nhiều chuyên gia cho rằng trước khi đổ lỗi các nước nhập khẩu dựng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, các doanh nghiệp và người nuôi thủy sản phải tự xem lại mình, tổ chức lại hoạt động sản xuất, nuôi trồng và chế biến để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Bà Quách Thị Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng, cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần khẩn trương ban hành thông tư hướng dẫn việc cấp mã số cho từng vùng nuôi, tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát dịch bệnh và truy xuất nguồn gốc. “Nhưng trước mắt, để tự cứu mình, người nuôi phải nói không với những hóa chất kháng sinh cấm sử dụng” - bà Bình khuyến cáo.

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang, cũng cho biết địa phương này đã cấp chứng nhận vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho một công ty chuyên nuôi tôm và chế biến tôm xuất khẩu theo dây chuyền khép kín, chuẩn bị cho việc cấp chứng nhận vùng nuôi tôm an toàn sinh học. Việc nuôi tôm an toàn sinh học là cực kỳ khó, nhưng khó mấy cũng phải làm nếu muốn xây dựng thương hiệu mạnh và duy trì thị trường xuất khẩu một cách bền vững.

Trong năm 2017, ngành tôm nêu kế hoạch phải tăng kim ngạch xuất khẩu từ 9-12%, tập trung vào hai giải pháp mang tính đột phá, mà không trông chờ vào nguồn ngân sách Nhà nước. Thứ nhất là tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, chế phẩm sinh học vào nuôi tôm quảng canh và tôm công nghiệp, làm sao để tăng năng suất mà không tăng diện tích. Thứ hai, lấy doanh nghiệp làm trung tâm và trụ cột để tổ chức lại sản xuất. Đặc biệt là phát huy vai trò của doanh nghiệp trong liên kết sản xuất, thông qua mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác.

Xử lý bảo kê, chấm dứt bơm tạp chất vào tôm

Theo Đề án ngăn chặn bơm tạp chất vào tôm và dư lượng kháng sinh đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành, đến hết năm 2018 sẽ cơ bản chấm dứt tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu tại các địa phương sản xuất tôm trọng điểm (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang), tiến tới chấm dứt trên phạm vi cả nước.

Để thực hiện mục tiêu này, ông Vũ Văn Tám cho biết các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ phối hợp với lực lượng công an tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất và sẽ công khai danh sách những cơ sở vi phạm trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Theo báo Người Tiêu Dùng

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC