Nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi tràn vào Sài Gòn

Nguồn thịt heo nhập lậu, vận chuyển trái phép gia tăng nguy cơ dịch tả heo Châu Phi tràn vào Sài Gòn. Cơ quan chức năng đang tăng cường các biện pháp ngăn chặn loại dịch bệnh nguy hiểm này.

Nguồn thịt heo nhập lậu, vận chuyển trái phép gia tăng nguy cơ dịch tả heo Châu Phi tràn vào Sài Gòn. Cơ quan chức năng đang tăng cường các biện pháp ngăn chặn loại dịch bệnh nguy hiểm này.

Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OEI), tính đến ngày 25/8/2018 có 4 ổ dịch tả heo Châu Phi được Trung Quốc báo cáo với tổng số heo buộc phải tiêu hủy gần 10.000 con. Mặt khác, từ cuối năm 2017 đến nay, đã có 12 quốc gia bao gồm: Trung Quốc, Liên Bang Nga, Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Hung-ga-ri, Lát-vi-a, Phần Lan, Rô-ma-ni, Nam Phi, U-crai-na và Dăm-bi-a báo cáo có dịch tả heo Châu Phi.

https://dantricdn.com/thumb_w/640/2018/11/7/dich-ta-heo-15415624844671256205458.jpg
TPHCM là địa phương tiêu thụ thịt heo lớn nhất cả nước nên nguy cơ dịch bệnh tấn công rất cao.

Dự báo, dịch tả heo Châu Phi còn tiếp tục lây lan rộng, khả năng xâm nhiễm vào Việt Nam rất cao. Tại TPHCM, tuy chưa phát hiện bệnh dịch tả heo Châu Phi, nhưng theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa qua, do biến động của giá thịt heo tăng cao, một số tỉnh giáp ranh biên giới với Việt Nam đã có hiện tượng thương lái nhập lậu thịt heo, heo con thương phẩm, vận chuyển trái phép vào Việt Nam để tiêu thụ. Thực tế trên làm tăng nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả heo Châu Phi vào Việt Nam, trong đó TPHCM là địa phương tiêu thụ thịt heo lớn nhất cả nước nên nguy cơ bị dịch bệnh tấn công rất cao.

Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên loài heo, gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết lên đến 100%. Vi rút gây ra bệnh dịch tả heo châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, heo vẫn có khả năng mang vi rút suốt đời, hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu, nếu để xảy ra bệnh sẽ gây tác hại rất lớn cho ngành chăn nuôi và rất khó để loại trừ được mầm bệnh.

Trước diễn biến nguy hiểm của bệnh dịch tả heo Châu Phi, UBND thành phố đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, giám sát chặt tình hình chăn nuôi, dịch tễ trên địa bàn, đặc biệt là những khu vực giáp ranh với các tỉnh; tổ chức tiêm phòng, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học cho đàn gia súc, kịp thời phát hiện những triệu chứng điển hình của bệnh dịch tả heo Châu Phi để ngăn chặn các trường hợp vận chuyển, bán chạy gia súc mắc bệnh; ngăn chặn xử lý nghiêm các vụ vận chuyển, giết mổ, kinh doanh trái phép các sản phẩm từ gia súc.

Theo Dantri

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC