Ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng Thủy sản & một số biện pháp xử lý nước ao nuôi Tôm, Cá

Trong năm 2010 vừa qua , Việt Nam xuất khẩu được 1,353 triệu tấn thuỷ , hải sản , thu được hơn 5 tỷ USD, tăng 11,3% về khối lượng và 18,4% về giá trị

Trong năm 2010 vừa qua , Việt Nam xuất khẩu được 1,353 triệu tấn thuỷ , hải sản , thu được hơn 5 tỷ USD, tăng 11,3% về khối lượng và 18,4% về giá trị so với 2009 trong đó đồng bằng sông Cửu long là khu vực có vị trí chiến lược trong việc nuôi và xuất khẩu thuỷ sản .

Vùng đồng bằng sông Cửu long là một khu đất ngập nước rộng lớn như một phần cuối hạ nguồn của sông Mekong ra đến biển Đông và vịnh Thái Lan nên có một tiềm năng to lớn trong nuôi trồng Thuỷ sản nước ngọt và nước mặn. Tuy nhiên, vùng ĐBSCL đang phải gánh chịu sự suy giảm chất lượng nước ô nhiễm môi trường do việc bùng phát thâm canh nuôi trồng thủy sản trong suốt hai thập niên qua, cả về diện tích nuôi và mật độ nuôi thả tôm hoặc cá trên mỗi mét vuông mặt nước. Một cách tính gần đúng, muốn có 1 kg cá da trơn thành phẩm, người nông dân đã phải sử dụng từ 3 - 5 kg thức ăn.

Thực tế chỉ khoảng 17%- 20 % thức ăn được cá hấp thu và phần còn lại (chừng 80%) lẫn trong môi trường nước , lắng xuống đáy và trở thành các chất hữu cơ phân hủy, đối với các ao nuôi công nghiệp, chất thải trong ao có thể chứa 45% ni tơ và 22% chất hữu cơ khác, các nguồn khác của chất thải hữu cơ còn do mảnh vụn thực vật phù du hoặc tảo dạng sợi, chất lắng đọng hoà tan do nước lấy vào mang theo. Số liệu quan trắc ở các ao ,đầm nuôi cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm như oxy sinh hóa (BOD5), oxy hóa học (COD), tổng lượng chất rắn lơ lửng (TSS), đạm tổng số (TKN), H2S , NH3, tổng số Coliform, ... vượt xa mức cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam, và cứ 01 ha nuôi tôm sau khi thu hoạch sẽ thải ra môi trường nước 133 kg nitơ, 43 kg phốt pho .... Nước ô nhiễm cũng đã dẫn đến sự gia tăng nguồn bệnh chính cho người và thủy sản. Vì vậy , việc xử lý nước trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản có ý nghĩa rất quan trọng .

Xử lý nước trong nuôi cá :

  • Phương pháp xử lý cao phân tử ( pp Purolite tốc độ cao ), các chất ô nhiễm lơ lửng hay hoà tan trong nước sau khi được xử lý sẽ lắng xuống đáy và được loại ra ngoài .
  • Ở những nơi có mặt bằng có thể áp dụng phương pháp xử lý lọc nước thải qua khu đất ngập nước chảy ngầm kiến tạo .
  • Và một phương pháp được khuyến cáo trong việc xử lý môi trường nước trong nuôi cá có hiệu quả cao là sử dụng chế phẫm sinh học như sử dụng chế phẩm Navet – Biozym.

Xử lý nước trong nuôi tôm :

  • Sau khi bơm nước, vệ sinh xử lý ao hồ, bón vôi, diệt tạp, bà con cần xử lý nước trước khi tiến hành nuôi .
  • Chọn con nước tốt (thời điểm không xảy ra dịch bệnh, không phát sáng, nhiều váng bọt.. ) lấy nước vào ao lắng qua lưới, lọc để ngăn bớt bùn ,phù sa, giáp sát hoặc một số vi sinh vật có hại khác...
  • Giử nước 03 – 05 ngày , mục đích để trứng của các loài địch hại nở.
  • Diệt giáp xác , diệt cá. - Diệt mầm bệnh ( dùng các thuốc sát trùng như Benkocid , BKA...)
  • Gây màu nước ( bón phân NPK , Ure , DAP... ) - Cấy vi sinh ( dùng chế phẩm sinh học như Navet- Biozim .. )

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản :

Sử dụng chế phẫm sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản đươc coi là một tiến bộ khoa học kỹ thuật , tạo ra sự an toàn về môi trường , cũng như trong thực phẩm cho người tiêu dùng. Đây là một bước rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng môi trường nước vì khi đưa CPSH vào nước ao các vi sinh vật có lợi sẽ sinh sôi ,phát triển nhanh chóng,việc này sẽ có tác dụng như sau :

  • Phân huỷ các chất hữu cơ trong nước .
  • Giảm các chất độc trong nước ( khí NH3 , H2S .. ) làm giãm mùi hôi trong nước , giúp tôm , cá phát triển tốt.
  • Nâng cao khả năng miễn dịch cho tôm , cá
  • Ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại .
  • Giúp ổn dịnh độ pH nước , ổn định màu nước , tăng lượng oxy hoà tan trong nước .

Việc sử dụng CPSH sẽ có ý nghĩa nhiều mặt trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản như :

  • Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn .
  • Tôm , cá mau lớn , rút ngắn thời gian nuôi
  • Tăng tỷ lệ sống , tăng năng suất tôm , cá
  • Giảm chi phí thay nước
  • Giảm chi phí sử dụng kháng sinh , hoá chất .

Do đó việc sử dụng CPSH để cải thiện chất lương nước và phòng bệnh cho tôm, cá là một việc thiết thực cần được áp dụng thường xuyên nhằm giúp cho các sản phẩm thuỷ sản đạt được tiêu chuẩn an toàn , vệ sinh thực phẩm khi đưa ra thị trường phục vụ cho người tiêu dùng.

BS. Lê Thành Nguyên(Phòng PTSP - NAVETCO)

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC