Phát hiện vi rút cúm A(H7N9) độc lực cao ở gia cầm

Kết quả nghiên cứu cho thấy chủng vi rút cúm A(H7N9) độc lực cao có thể tiềm ẩn nguy cơ gây đại dịch và cần phải theo dõi chặt chẽ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chủng vi rút cúm A(H7N9) độc lực cao có thể tiềm ẩn nguy cơ gây đại dịch và cần phải theo dõi chặt chẽ.

Chiều 2/11, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo về việc phát hiện vi rút cúm A(H7N9) độc lực cao có thể lây truyền và làm chết động vật.

Theo đó, tại Trung Quốc đã ghi nhận 1.622 trường hợp mắc cúm A(H7N9), trong đó có 619 trường hợp tử vong (tỷ lệ chết/số mắc là 38,2%).

http://media-image.khoe365.net.vn/thumb_x500x/2017/11/03/1509682938-82-phat-hien-cum-a-h7n9-doc-luc-cao-o-gia-cam.jpg
Ảnh minh hoạ

Tính đến ngày 25/10, tại Trung Quốc đã phát hiện 54 mẫu bệnh phẩm cúm A(H7N9) độc lực cao ở môi trường hoặc gia cầm, và 25 mẫu bệnh phẩm trên người. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Y khoa (Trường đại học To-ky-o, Nhật Bản) vừa được công bố cho thấy chủng vi rút cúm A(H7N9) có thể lây truyền  và khiến loài chồn tử vong...

Việc chuyển từ chủng độc lực thấp sang chủng độc lực cao của vi rút cúm A(H7N9) làm tăng nguy cơ lây lan vi rút cúm A(H7N9) lây truyền từ gia cầm sang người do việc đào thải vi rút cúm A(H7N9) từ gia cầm vào môi trường cao hơn từ hàng chục đến hàng trăm lần so với chủng vi rút độc lực thấp.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm A(H7N9) ở người, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
  2. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm.
  3. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
  4. Người trở về nước từ khu vực có dịch bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.
  5. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

Theo khoe365.net.vn

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC