Sản phẩm tôm xuất khẩu: Cần đảm bảo vệ sinh

Đây là yếu tố tiên quyết để đưa các sản phẩm tôm của Việt Nam vươn ra những thị trường lớn, mang về những giá trị thiết thực, tạo ổn định và bền vững trong sản xuất.

Đây là yếu tố tiên quyết để đưa các sản phẩm tôm của Việt Nam vươn ra những thị trường lớn, mang về những giá trị thiết thực, tạo ổn định và bền vững trong sản xuất.

hanh, kiểm tra toàn diện

Với những yêu cầu khắt khe từ thị trường nhập khẩu, ngành thủy sản cần tăng cường năng lực kiểm tra cả về lực lượng kỹ thuật và trang bị phương tiện hiện đại để có thể kiểm tra nhanh, chính xác và báo cáo kịp thời về bệnh, diễn biến môi trường, mức nhiễm hóa chất, kháng sinh. Phối hợp với các trường đào tạo, viện nghiên cứu, trung tâm kiểm tra chất lượng vệ sinh thủy sản tổ chức tập huấn kỹ thuật kiểm tra bệnh, kiểm nghiệm dư lượng hóa chất, kháng sinh bằng thiết bị tiên tiến cho cán bộ chuyên môn của các địa phương. 

Bên cạnh đó, cần quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung, hạn chế việc phải sử dụng thuốc phòng trị bệnh cho tôm. Cũng nên quy hoạch vùng nuôi để xây dựng cơ sở hạ tầng đầy đủ, đặc biệt chú ý tới hệ thống cung cấp nước và xử lý nước thải sau khi đã sử dụng nuôi đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường cho toàn khu vực, đưa ra biện pháp có hiệu quả nhất đối với các vùng nuôi có diện tích tập trung. Kiểm tra thường xuyên môi trường các vùng nuôi, có biện pháp mạnh ngăn chặn các điểm nuôi không tuân thủ các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường tự nhiên và môi trường vùng nuôi tập trung. Nên quy hoạch các vùng nuôi tôm theo các phương thức nuôi tôm sạch, có thể thực hiện giải pháp xây dựng điểm xử lý tập trung, điểm thu gom chất thải rắn của quá trình vét bùn tẩy dọn đáy ao có sự đóng góp phí của cộng đồng, có như vậy mới chấm dứt tình trạng thải nước trực tiếp từ ao nuôi ra nơi lấy nước chung của cả vùng và thải nước chưa xử lý ra môi trường tự nhiên. Những dự án nuôi tôm mới được phê duyệt nên thực hiện theo quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tập trung nhằm giữ được môi trường sạch, tạo sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu để sản phẩm nuôi có đầu ra mới có thể phát triển nuôi ổn định và bền vững. 

Cũng cần kiểm tra thường xuyên các điểm dịch vụ thức ăn, hóa chất, thuốc thú y thủy sản; kiểm tra môi trường vùng nuôi; kiểm dịch, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, nhất là các chợ đầu mối. Kiên quyết xử lý các trường hợp còn cất giấu, mua bán những sản phẩm có chứa hóa chất, thuốc kháng sinh đã cấm sử dụng. 

Với tôm giống thả nuôi, nên kiểm dịch để ngăn ngừa lây lan bệnh ra diện rộng. Công tác kiểm dịch phải được thực hiện trước hết tại cơ sở sản xuất giống, kể cả tôm bố mẹ và tôm giống xuất trại. Kiên quyết không để vận chuyển giống từ những vùng phát hiện có mầm bệnh phát tán ra các vùng khác.


http://thuysanvietnam.com.vn/uploads/article2/baiviet/thuongmai/z300-Thuy-san-Viet-Nam3827-.jpg
Kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi thu mua - Ảnh: An Đăng

Về phía các doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, nên kiểm tra trực tiếp chất lượng nguyên liệu tại nơi sản xuất trước khi thu mua. Các doanh nghiệp cần chủ động tạo nguồn nguyên liệu sạch, thực hiện các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn, có thể ứng trước một phần vốn sản xuất cho vùng nuôi tôm nguyên liệu để người nuôi yên tâm sản xuất và có trách nhiệm với sản phẩm, giảm dần tình trạng phải thu mua nguyên liệu thông qua các chủ vựa mua gom không rõ xuất xứ, nguồn gốc. 

Kiểm tra việc bảo quản sau thu hoạch của các cơ sở, cá nhân thu gom tôm nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến, xử lý mạnh đối với các trường hợp sử dụng hóa chất cấm để bảo quản tôm nguyên liệu. 

Quản lý đồng bộ

Tăng cường thông tin tuyên truyền cho nông, ngư dân hiểu rõ về vấn đề dư lượng hóa chất và kháng sinh trong sản phẩm thủy sản. Chỉ khi người dân nhận thức đúng, đầy đủ, thấy rõ ý nghĩa của vấn đề có liên quan trực tiếp đến thu nhập của họ nếu sản phẩm làm ra mà không bán được thì từ đó tự giác họ áp dụng các biện pháp nuôi sạch, không sử dụng hóa chất và thuốc kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi tôm và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch thì mới tạo được sản phẩm sạch.

Cấp thiết xây dựng các mô hình bảo quản, chế biến sau thu hoạch không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh cấm sử dụng. 

Muốn chủ động con giống, cần sản xuất giống tại chỗ để tạo con giống khỏe, thích nghi với điều kiện môi trường ở địa phương, hạn chế được dịch bệnh lan truyền. Đặc biệt, nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch không dùng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng để bảo quản sản phẩm.

Và cuối cùng, thực hiện các biện pháp quản lý đồng bộ từ khâu sản xuất giống, môi trường, công nghệ nuôi, bảo quản chế biến, coi trọng quản lý cộng đồng kết hợp với việc gắn quyền lợi, trách nhiệm của chính người sản xuất đối với sản phẩm của mình làm ra, có như vậy mới có thể tạo được sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để nâng cao uy tín chất lượng hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới, đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm nói riêng thật sự phát triển ổn định và bền vững.

Báo Thuỷ Sản Việt Nam

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC