Tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây truyền sang người

Để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế vừa có công điện gửi đến Sở Y tế một số tỉnh, thành đề nghị khẩn trương triển khai ngay các biện pháp phòng, chống bệnh dịch.

Để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế vừa có công điện gửi đến Sở Y tế một số tỉnh, thành đề nghị khẩn trương triển khai ngay các biện pháp phòng, chống bệnh dịch.

Theo thông báo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu tháng 10 đến nay, đã ghi nhận một số ổ dịch cúm A(H5N6), A(H5N1) trên gia cầm trên địa bàn một số tỉnh: Nam Định, Tuyên Quang, Thái Bình. Trước thông tin trên, để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng đề nghị các Sở y tế trên khẩn trương triển khai ngay các biện pháp phòng, chống bệnh dịch.

http://laodongthudo.vn/stores/news_dataimages/xuansinh/102015/25/16/c8541528d2d0ca6cc26cdfda7dbc105a_cum_fb444.jpg
Tuyệt đối không được ăn gia cầm ốm, chết (Ảnh Dantri)

Cụ thể tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao. Phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương giám sát dịch cúm trên gia cầm, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch.

Tăng cường giám sát, phát hiện sớm, điều tra các trường hợp nghi nhiễm các chủng cúm gia cầm ở người; Các bệnh viện sẵn sàng thu dung, tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe các trường hợp phơi nhiễm và nghi ngờ nhiễm bệnh, điều trị bệnh nhân kịp thời theo phác đồ của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch.

Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị các Sở y tế sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Theo Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm 2015 đến nay Việt Nam không ghi nhận trường hợp nhiễm cúm gia cầm nào trên người. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm lây truyền từ  gia cầm sang người, đặc biệt từ nay đến cuối năm, Cục Y tế dự phòng, khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau: Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Theo Báo laodongthudo.vn

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC