Thiên tai gây thiệt hại tại nhiều địa phương

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở bắc vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 5, giật cấp 7. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, các tỉnh vùng núi Bắc Bộ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông; ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trời rét. Cảnh báo, ở vùng núi Bắc Bộ có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở bắc vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 5, giật cấp 7. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, các tỉnh vùng núi Bắc Bộ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông; ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trời rét. Cảnh báo, ở vùng núi Bắc Bộ có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

http://nhandan.com.vn/cdn/vn/media/k2/items/src/3942/973f6d951b4b0a9c5e6e2af6e5c06f39.jpg
Diễn tập thực hành “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với dịch tả lợn châu Phi” tại thôn Nga My Hạ, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Ảnh: BÁ HOẠT

  • Do ảnh hưởng của không khí lạnh, nhiều nơi ở tỉnh Bắc Cạn xảy ra mưa to kèm dông, sét. Huyện Pác Nặm thiệt hại nặng nhất với 133 nhà bị tốc mái, hư hỏng, khoảng 2 ha hoa màu cùng một số ao nuôi cá ngập nước. Ngoài ra, mưa to khiến nước suối dâng cao làm một số tuyến đường bị tắc cục bộ, một xe máy bị cuốn trôi… 31 nhà tại hai huyện Ngân Sơn và Na Rì bị tốc mái. Chính quyền các địa phương đã huy động lực lượng, hỗ trợ người dân sửa chữa nhà cửa, vệ sinh môi trường.
  • Một đám cháy lớn xảy ra tại khu vực trồng mía của hai huyện Ðác Pơ và Kbang (Gia Lai), làm thiệt hại hơn 45 ha mía đang thu hoạch. Ðể giúp người dân giảm thiệt hại, các cấp chính quyền liên hệ Nhà máy đường An Khê ưu tiên thu mua toàn bộ diện tích mía bị cháy trong vòng ba ngày tới.
  • Tại ấp Tân Phú, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) xảy ra lốc xoáy làm sập một nhà. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai địa phương đề nghị thường xuyên theo dõi sát diễn biến thời tiết, chủ động các biện pháp ứng phó phù hợp, bảo đảm an toàn tài sản và sản xuất của người dân.
  • Nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước trên các sông suối trong tỉnh Quảng Ngãi thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20 đến 50%. Vụ đông xuân 2018 - 2019, tỉnh có 6.000 ha đất nông nghiệp có khả năng bị hạn, khoảng 8.000 người dân thiếu nước sinh hoạt. UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 90 tỷ đồng để phòng, chống hạn và xâm nhập mặn, phục vụ dân sinh và sản xuất vụ đông xuân 2018 - 2019.
  • Tại tỉnh Hậu Giang, theo thông báo của Trạm Thủy lợi TP Vị Thanh và huyện Long Mỹ, nồng độ mặn đo được tại một số điểm chính trong ngày 6-3 tăng mạnh, có nơi vượt 3‰. Trước tình hình trên, các cơ quan chức năng huyện Long Mỹ và TP Vị Thanh sẽ đóng tạm thời các cống ngăn mặn dọc sông Cái Lớn, sông Nước Ðục và 10 cống ngầm.
  • Hiện độ mặn trên sông Ðại Ngãi, huyện Long Phú và khu vực Ðại Ân 2, huyện Trần Ðề (Sóc Trăng) cao hơn so cùng kỳ. Dự báo độ mặn cao nhất trên sông Hậu tại Trần Ðề đạt 18,5g/lít, tại Long Phú là 13,5g/lít. Ngành chức năng tỉnh đang theo dõi sát diễn biến hạn, xâm nhập mặn để vận hành hệ thống cống đập, tích trữ nước ngọt, ngăn mặn phục vụ sản xuất.
  • Sáng 7-3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp UBND huyện Thanh Oai tổ chức hội nghị triển khai và diễn tập thực hành “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP)”. Hiện, TP Hà Nội tiếp tục phát động đợt tẩy uế môi trường trên địa bàn, thành lập năm tổ công tác liên ngành kiểm tra các quận, huyện và giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các cơ sở, không để lây lan diện rộng.
  • Ngày 7-3, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Nguyên cho biết, kết quả mẫu xét nghiệm từ đàn lợn chết ở xóm Giữa, xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình dương tính với bệnh TLCP. Ðây là ổ dịch đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. UBND huyện Phú Bình đã thành lập các điểm chốt chặn tại khu vực ổ dịch, tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại các cơ sở chăn nuôi.
  • Tỉnh Lào Cai đã ban hành kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp ngăn chặn DTLCP. Kể từ ngày 6-3, tỉnh thành lập bốn tổ, chốt kiểm soát liên ngành kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn ra, vào địa bàn tỉnh. Thời gian trực 24/24 giờ, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.
  • Tỉnh Sơn La hiện có hơn 582.000 con lợn, chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình và trang trại nuôi lợn tập trung. Ðể chủ động ngăn chặn DTLCP lây lan, tỉnh thành lập hai chốt kiểm dịch động vật lưu động nhằm kiểm soát việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trên quốc lộ 32b và quốc lộ 37.
  • Tỉnh Yên Bái đã thành lập bốn tổ công tác hỗ trợ các huyện, thị xã và thành phố đối phó DTLCP. Ðồng thời, tỉnh cũng xuất ngân sách hơn một tỷ đồng mua sáu tấn thuốc khử trùng, vật tư phòng dịch bệnh hỗ trợ người dân dập dịch.
  • Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã xuất hiện đồng thời hai ổ dịch lở mồm long móng và DTLCP. UBND huyện Thiệu Hóa đã lên phương án bao vây, khống chế ổ dịch. Ngoài ra, huyện cũng thành lập năm chốt kiểm dịch cấp huyện, ba chốt kiểm dịch tại xã Thiệu Phúc và chỉ đạo các xã thành lập chốt kiểm soát 24/24 giờ.
  • UBND tỉnh Nghệ An đã giao Chi cục Chăn nuôi Thú y và Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh lập hai chốt kiểm dịch tạm thời trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Hai trạm chốt kiểm dịch có chức năng kiểm dịch, ngăn chặn các phương tiện chở động vật nghi nhiễm DTLCP từ các tỉnh phía bắc vào Nghệ An.
  • Trước tình hình DTLCP có nguy cơ lan rộng, tỉnh Quảng Bình đã nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc trên địa bàn. Tăng cường kiểm soát, giám sát phương tiện giao thông, khách du lịch từ các nước đã và đang có dịch bệnh mang thịt lợn, kể cả sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến. Chi cục Thú y tỉnh ứng 40 nghìn liều vắc-xin và hơn 2.700 lít hóa chất tiêu độc khử trùng các loại để chủ động phòng, chống dịch bệnh.
  • Tại TP Ðà Nẵng, đã bổ sung cán bộ thú y tại các trạm kiểm dịch động vật, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ phương tiện vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn ra vào thành phố. Chi cục Thú y thành phố đã cấp phát 1.152 lít dung dịch Benkocid cho các địa phương, cơ sở tiêu độc khử trùng khu chăn nuôi, giết mổ, cống rãnh, khu thu gom xử lý chất thải.
  • Ngày 7-3, huyện Tiên Phước (Quảng Nam) tiêu hủy hơn 5.000 con gà tại hai ổ dịch cúm A (H5N6) của hai hộ dân thuộc xã Tiên Thọ. Các lực lượng liên quan đã chốt chặn không cho đưa gia cầm ra khỏi địa phương. Huyện đã chuẩn bị tiêm phòng hơn 10 nghìn liều vắc-xin phòng, chống dịch.

Theo báo Nhân Dân

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC