Thiếu quyết liệt trong phòng chống, dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp

Hiện dịch tả lợn châu Phi đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do một số địa phương chủ quan, lơ là, thiếu các biện pháp quyết liệt trong công tác phòng chống dịch; nhiều hộ chăn nuôi còn xem thường dịch bệnh, vứt xác lợn bệnh xuống sông, kênh, rạch...

Hiện dịch tả lợn châu Phi đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do một số địa phương chủ quan, lơ là, thiếu các biện pháp quyết liệt trong công tác phòng chống dịch; nhiều hộ chăn nuôi còn xem thường dịch bệnh, vứt xác lợn bệnh xuống sông, kênh, rạch...

 

Chú thích ảnh

 


Phun khử trùng xe chở lợn qua chốt đặt tại Trạm thu phí Bến Lức, đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Trung Lương, thuộc xã An Thạnh, huyện Bến Lức, Long An. Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN

Dịch bệnh lây lan nhanh tại Long An

Ông Phan Ngọc Châu, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Long An cho biết, tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh ngày càng phức tạp và lan nhanh đến các địa phương chưa có dịch. Hiện dịch bệnh đang xâm nhiễm đến cơ sở, trang trại quy mô lớn.

Nguyên nhân dịch lan nhanh là do người chăn nuôi không cách ly lợn bệnh và  tự điều trị khi lợn có triệu chứng bất thường khiến dịch lây lan nhanh. Hiện tỉnh Long An còn tình trạng vứt xác lợn bệnh, chết xuống sông, kênh, rạch làm lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

Trước thực trạng trên, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Long An cấp bách tập trung một số biện pháp thực hiện trong khống chế dịch. Cụ thể, việc tiêu hủy lợn bệnh thực hiện theo đúng quy định; tùy thời tiết và điều kiện thực tế tại địa phương để lựa chọn phương pháp tiêu hủy phù hợp (chôn hoặc đốt).

Các xã, phường, thị trấn chưa xảy ra dịch bệnh, cơ quan chức năng vận động người chăn nuôi không nên tăng đàn trong thời gian dịch bệnh lây lan. Địa phương chủ động bán loại lợn thịt đến thời điểm xuất chuồng, tổ chức kiểm tra, giám sát hố chôn lợn  bệnh, chết.  Công tác truyền thông được tăng cường để thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi khi xuất bán.

Ngành chăn nuôi cũng khuyến cáo người dân hạn chế tối đa sự ra vào khu vực chăn nuôi đối với người lạ; có biện pháp ngăn động vật khác (chuột, chó, mèo …) vào khu vực chăn nuôi. Trường hợp phát hiện lợn có dấu hiệu bất thường như: bỏ ăn, đỏ mình, sốt, lừ đừ....cần chuyển lợn vào khu vực cách ly, vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại; theo dõi lợn  bệnh.

Trường hợp phát hiện lợn chết đột ngột, người chăn nuôi thông báo tới chính quyền địa phương và chủ động vật tư, nguồn lực tại địa phương.

Hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại 408 hộ, thuộc 221 ấp/khu phố, 105 xã/phường của 15/15 huyện, thị xã, thành phố của Long An. Tổng số lợn bệnh và tiêu hủy gần 12.800 con; tổng trọng lượng tiêu hủy trên 826.000 kg.

Trong các huyện, thị, thành phố có dịch bệnh tả lợn châu Phi, Long An  có 7 xã thuộc 5 huyện qua 30 ngày kể từ ngày tiêu hủy cuối cùng đến nay không phát sinh ca bệnh mới.

Tỉnh Nghệ An đang tiếp tục yêu cầu các địa phương và các ngành liên quan cùng người dân coi nhiệm vụ phòng, chống dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách; huy động cả hệ thống chính trị, quyết liệt trong chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.

Tỉnh quy định, địa phương nào chủ quan, không quyết liệt trong chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống dịch, để xảy ra việc cơ sở giám sát dịch bệnh kém, báo cáo dịch chậm, lơ là trong việc lập chốt, trực chốt, tháo dỡ chốt khi địa phương đang có dịch… để dịch lây lan ra diện rộng, khó kiểm soát thì chủ tịch UBND cấp huyện đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Chủ quan, xem thường dịch bệnh

Tại Nghệ An, đến nay dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại trên 2.494 hộ ở 159 xã thuộc 18/21 huyện, thành phố, thị xã, với tổng số lợn đã tiêu hủy trên 10.436 con (chiếm trên 1% tổng đàn lợn của cả tỉnh). Hiện dịch tả lợn châu Phi vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là tại một số huyện, như Đô Lương, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Diễn Châu.

Nguyên nhân chính được tỉnh xác định là do một số địa phương chủ quan, lơ là, thiếu các biện pháp quyết liệt trong công tác phòng chống dịch; một số hộ chăn nuôi còn xem thường dịch bệnh. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh, chăn nuôi nhỏ lẻ là chủ yếu nên khó khăn trong công tác kiểm soát vận chuyển, buôn bán lợn và sản phẩm lợn; công tác tiêu độc, khử trùng chưa đảm bảo, còn trông chờ vào nguồn hóa chất của Nhà nước cấp mà chưa chủ động mua hóa chất, vôi bột để khử trùng…

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, hiện nay cùng với việc phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo phòng chống dịch, tỉnh Nghệ An cũng cho phép các địa phương thành lập mới hoặc rà soát bố trí vị trí hợp lý các chốt kiểm tra, kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm lợn theo đúng quy định; phát hiện, xử lý nghiêm các chủ hàng vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn bệnh, không rõ nguồn gốc, phương tiện không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.

Đến nay, cả nước có 62 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn châu Phi.

Theo báo Tin Tức

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC