Thời gian mang thai ngắn hơn là một nguy cơ đối với sự sống còn của lợn con

Một nghiên cứu của Mexico đã xác nhận rằng thời gian mang thai ngắn hơn có thể liên quan tới sự sống còn và trọng lượng khi sinh của lợn con.

Một nghiên cứu của Mexico đã xác nhận rằng thời gian mang thai ngắn hơn có thể liên quan tới sự sống còn và trọng lượng khi sinh của lợn con.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học từ trường Đại học Metropolitan Autonomous (UAM), Đại học Quốc gia Mexico (UNAM) và Đại học Tabasco Juárez Autonomous (UJAT); Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Animal Production Science.

Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hoạt động của tử cung lúc đẻ ở lợn nái mang thai với thời gian mang thai khác nhau và ảnh hưởng của trao đổi chất, khí máu và tăng trọng hàng ngày của lợn con sơ sinh. Thí nghiệm bao quát một khoảng thời gian 25 tuần và 200 lợn nái giống Yorkshire - Landrace.
Trong báo cáo, các nhà khoa học đã chia lợn nái thành bốn nhóm 50 con và phân bổ theo thời gian mang thai:

  • Thời gian mang thai 1 (GL1): 107-109 ngày
  • Thời gian mang thai 2 (GL2): 110-113 ngày
  • Thời gian mang thai 3 (GL3): 114-116 ngày
  • Thời gian mang thai 4 (GL4): 117-119 ngày

Các nhà nghiên cứu mô tả biện pháp ghi lại các chỉ số sinh sản của lợn nái, cũng như kết quả về tỉ lệ sống của lợn sơ sinh. Nhịp tim thai, cường độ và tần suất các cơn co thắt tử cung được theo dõi bằng cách sử dụng một thiết bị theo dõi thai Corometric (Corometrics Foetal Monitor). Các khí máu, điện giải và mức glucose của lợn sơ sinh được ghi lại bằng phương pháp của một khí máu và điện máy phân tích tự động.

Các nhà khoa học cho biết rằng, các nhóm GL1 và GL2 có ca sinh kéo dài hơn không liên quan tới số lượng con của lứa đẻ. Trong bốn nhóm, GL1 có thời gian đẻ dài nhất, số lượng các cơn co thắt tử cung cao nhất, và tỉ lệ tử vong trong lúc đẻ và sau sinh cao nhất và thấp nhất, tương ứng.

Lợn con sinh ra còn sống trong nhóm này có trọng lượng khi sinh thấp nhất và tỷ lệ cao nhất mắc phải hiện tượng tăng cacbondioxit trong máu, tăng lactate và tăng canxi trong máu, sau này dẫn đến tỷ lệ tăng trọng hàng ngày thấp hơn.

Tóm lại, hiện tượng sinh sớm ở lợn nái làm tăng số lợn chết trong lúc đẻ và dẫn đến trọng lượng lợn sơ sinh thấp hơn, sự hiện diện của hiện tượng ngưng thở và những thay đổi về chuyển hóa nghiêm trọng ở lợn con.

Theo Bộ NN&PTNT

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC