Thuốc điều trị chứng lo âu nhiễm trong nước làm giảm tỉ lệ chết ở cá
Một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng lo âu ở con người và thường được phát hiện thấy trong nước bề mặt thông qua ảnh hưởng của nước thải đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ chết cá.
Kết quả, đã được công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, có thể có ý nghĩa quan trọng đối với các thử nghiệm về tính độc hại sinh thái tiêu chuẩn hiện hành, trong đó chủ yếu tập trung vào các tác hại của chất gây ô nhiễm trong nước và bỏ qua những lợi ích tiềm ẩn.
Theo các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Umeå ở Thụy Điển, bằng cách cải thiện sức khỏe của một sinh vật dưới nước, một loại thuốc nhất định có thể làm thay đổi sự cân bằng của các loài trong môi trường và có hậu quả sinh thái nghiêm trọng theo tầng.
Tiến sĩ Jonatan Klaminder - tác giả chính của bài báo cho biết: "Các thử nghiệm về độc tính sinh thái đã được thiết kế với các chất gây độc hại về trí não truyền thống, chẳng hạn như kim loại nặng và chất độc đioxin, mối đe dọa lớn chống lại các sinh vật dưới nước ở các vùng nước bề mặt.
Trong nghiên cứu của họ, các nhà nghiên cứu đã lấy cá rô lai Eurasian hai năm tuổi từ một hồ ở Thụy Điển và cho tiếp xúc ngẫu nhiên với oxazepam ở nồng độ cao và thấp.
Oxazepam là một benzodiazepine thường được dùng để điều trị chứng lo lắng và mất ngủ ở người, nó thường xuyên gây ô nhiễm nước mặt thông qua xử lý nước thải. Các nhà nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng thuốc có thể làm tăng hoạt động và sự mạnh dạn của cá rô lai.
Trong nghiên cứu này, nồng độ oxazepam thấp ở dưới mức đo được trong nước thải được xử lý ở châu Âu.
Các nhà nghiên cứu cũng thu thập trứng, hoặc các bọc trứng từ một quần thể cá rô riêng biệt và cho chúng tiếp xúc với ba nồng độ oxazepam khác nhau trong chín ngày đầu tiên phát triển phôi thai. Sau khi nở, một nhóm cá bột ngẫu nhiên đã được thu thập lại và phân tích.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ chết là khá cao giữa cá con được ấp nở - tương ứng với tỷ lệ chết được phát hiện ở cá rô bột trong quần thể tự nhiên - và tương đối cao trong số các cá con cá rô hai tuổi, nhưng đã giảm đáng kể nhờ tiếp xúc với oxazepam so với nhóm cá đối chứng không được tiếp xúc với oxazepam.
Trong cá bột ấp nở, tỷ lệ chết trong điều kiện tiếp xúc ở nồng độ cao là thấp hơn trong nhóm đối chứng và nhóm tiếp xúc với thuốc này ở nồng độ thấp. Ở cá rô hai tuổi, tỷ lệ chết thấp hơn ở cả hai nồng độ thấp và cao so với nhóm kiểm soát.
Đồng tác giả của nghiên cứu Tomas Brodin, từng là nhà sinh thái học trong nhóm nghiên cứu này cho biết: "Một hiệu quả điều trị làm tăng tỷ lệ sống sót của một loài có thể tạo ra một sự gia tăng tỷ lệ chết ở con mồi của loài đó, có thể làm tăng hậu quả sinh thái cần phải xem xét.
"Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào một dược phẩm gây ô nhiễm đơn lẻ, có thể các tác dụng tương tự cũng sẽ được tạo ra do tiếp xúc với một loạt các dược phẩm xâm nhập vào vùng nước bề mặt, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, kích thích tố và thuốc chống trầm cảm. Quan điểm của chúng ta về một chất gây ô nhiễm cho đến nay đã ngăn chúng ta không thực hiện các thử nghiệm về tính hiệu quả tương tự ở nồng độ thích hợp với môi trường".
Thông Tin Khác
Trong và Ngoài Nước
Triển vọng nuôi bọ rùa hồng đốm đen làm tác nhân kiểm soát sinh học sâu bọ hại cây trồng
1407-2015
Trong và Ngoài Nước
Các nhà khoa học nghiên cứu về giá trị năng lượng và khả năng tiêu hóa của thức ăn chăn nuôi
0408-2015
Trong và Ngoài Nước
Mối liên hệ mới giữa thay đổi môi trường và sự bùng phát các bệnh truyền nhiễm
0206-2014
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)