TPHCM: 43% mẫu thịt lợn nhiễm kháng sinh vượt mức cho phép
Đầu tháng 8.2014, cơ quan chức TPHCM lấy ngẫu nhiên 60 mẫu thịt (30 mẫu thịt heo, 30 mẫu thịt gia cầm) từ các tỉnh lân cận đem về giết mổ tại 2 cơ sở giết mổ lớn trên địa bàn thành phố, cơ quan chức năng đã phát hiện 13/30 mẫu thịt heo chiếm tỉ lệ 43,33% có nguồn gốc từ Bình Dương, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu có hàm lượng kháng sinh sulfadimidin vượt giới hạn cho phép.
Kiểm tra thịt lợn trước khi đưa ra thị trường
Để làm rõ, sau đó, Cục Thú y đã phối hợp với các địa phương lấy 14 mẫu thịt gà, 28 mẫu thịt lợn ở các tỉnh miền Nam (Long An, Bến Tre, Bình Dương, Vĩnh Long, Cần Thơ) và Lâm Đồng để phân tích 5 chỉ tiêu dư lượng khánh sinh và chất cấm. Kết quả, phát hiện 2 trường hợp tại Long An nhiễm hóa chất kháng sinh cấm (chiếm 4,76%); 1 mẫu thịt gà nhiễm chloramphenicol, 1 mẫu thịt lợn nhiễm salbutamol.
Cục Thú y cũng đã phối hợp lấy 40 mẫu thịt gà, 80 mẫu thịt lợn ở các tỉnh Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Khánh Hòa để phân tích 5 chỉ tiêu dư lượng khánh sinh và chất cấm. Hiện chưa có kết quả phân tích đối với các mẫu ở khu vực này.
Cục chăn nuôi đã chỉ đạo 6 tỉnh: Thanh Hóa, Hưng Yên, TP. Hà Nội, Vĩnh Long, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm kiểm tra thức ăn chăn nuôi (TACN). Kết quả, tại Thanh Hóa, phát hiện 8,1 tấn thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm. Lực lượng chức năng đình chỉ hoạt động kinh doanh của cơ sở 1,5 tháng và tiêu hủy toàn bộ lô hàng 8,1 tấn thức ăn chăn nuôi vi phạm. Tại Hưng Yên, tiến hành lấy 11 mẫu TACN để phân tích nhưng không có mẫu nào dương tính với chất cấm nhóm beta agonist.
Cục Thú y đã chỉ đạo Cơ quan thú y vùng trực tiếp làm việc với các bên liên quan để xác minh thông tin, tổ chức họp bàn với Sở NNPTNT TPHCM và 5 tỉnh liên quan tăng cường kiểm soát sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi và giám sát dư lượng khánh sinh, chất cấm trong sản phẩm chăn nuôi.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi: “Phần lớn người ta sử dụng kháng sinh bằng con đường phòng trị bệnh có thể trực tiếp cho vật nuôi. Như việc 43% mẫu thịt nhiễm sulfadimidin như TPHCM báo cáo, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y đã vào phối hợp với Sở NNPTNT Hồ Chí Minh để làm rõ. Kháng sinh sulfadimidin không nằm trong kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Người dân đã sử dụng trong quá trình chăn nuôi, chứ không phải được trộn trong thức ăn chăn nuôi”.
Theo Hội Thú y Việt Nam
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)