Triển vọng về loại kháng sinh mới

Trong một nỗ lực ngăn chặn thảm họa này, các nhà khoa học đang nghiên cứu để điều chế những loại thuốc mới thích hợp, từ nọc rắn chuông, hoa của cây thuốc lá, mật ong, các quả mọng, nấm, đến sữa của con người và thú mỏ vịt.

Trong một nỗ lực ngăn chặn thảm họa này, các nhà khoa học đang nghiên cứu để điều chế những loại thuốc mới thích hợp, từ nọc rắn chuông, hoa của cây thuốc lá, mật ong, các quả mọng, nấm, đến sữa của con người và thú mỏ vịt.

https://image.giaoducthoidai.vn/Uploaded/giangnth/2018-11-22/f6-3-HEGN.jpg?width=500

Ngoài ra, họ còn phát triển những kỹ thuật khác, như các chất diệt khuẩn, gel, lớp phủ mới cho thuốc, làm yếu vi trùng về mặt di truyền hoặc ngay cả sử dụng loại vi khuẩn ăn mồi chiến đấu bên cạnh chúng ta.

Khám phá và sử dụng kháng sinh là một trong những thành tựu khoa học của thế kỷ 20, khi các bệnh nguy hiểm trước đó nhanh chóng được chữa khỏi và tình trạng nhiễm trùng được chữa lành tương đối dễ dàng.

Nhưng sau nhiều thập niên sử dụng quá liều và được kê đơn quá nhiều, thiếu kiểm soát, thuốc đã bị nhiều dòng vi khuẩn kháng khiến ngày càng không còn hiệu quả như trước. Kỳ công y học này có thể đang đến gần giai đoạn cuối của sự hữu dụng. Nếu không có biện pháp giải quyết vấn đề, người ta dự đoán vào năm 2050, loại siêu khuẩn kháng thuốc sẽ giết khoảng 10 triệu người mỗi năm.

Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Purdue, Mỹ đã xác định được một ứng viên mới cho tiến trình phát triển thuốc kháng sinh có khả năng tăng cường chống lại sự đề kháng của vi khuẩn. Họ bắt đầu xem xét một loạt hợp chất hóa học để tìm những loại có đặc tính kháng khuẩn và chọn ra một hợp chất được đặt tên là F6.

Hợp chất này có hiệu quả trong việc tiêu diệt những dòng vi khuẩn Staphylococus aureus, vốn đã phát triển khả năng chống lại các thuốc kháng sinh như methicillin và vancomycin. Tuy nhiên, việc phát triển các thuốc kháng sinh mới hiện được xem là một “cuộc chạy đua vũ trang” và các siêu khuẩn cũng sẽ phát triển khả năng kháng lại, do việc sử dụng thuốc không được kiểm soát nghiêm ngặt.

Mặc dù vậy, ít nhất là cho tới nay, F6 dường như đang ở thế thượng phong trong cuộc chạy đua này. Để thử xem vi khuẩn có thể tiến triển ra sao trong việc kháng lại hợp chất mới, các nhà nghiên cứu ở ĐH Purdue đã cho vi khuẩn kháng thuốc methicillin tiếp xúc với F6 trong phòng thí nghiệm để đánh giá hiệu quả của thuốc diễn biến như thế nào theo thời gian.

Trong những thử nghiệm kéo dài 2 tuần, các nhà khoa học Purdue theo dõi nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), tức lượng thuốc nhỏ nhất cần để giữ cho số vi khuẩn trong tầm kiểm soát. Con số này được dự kiến tăng dần để diệt ngay vi khuẩn khi chúng bắt đầu phát triển sự đề kháng.

Trong trường hợp này, MIC dành cho F6 vẫn giữ nguyên sau 9 đợt đưa vào thử. Sau đó, người ta tăng lên gấp đôi trong đợt thứ 10, trước khi giữ ổn định trong thời gian còn lại của đợt thí nghiệm kéo dài 14 ngày. Trong thử nghiệm đối chứng với kháng sinh ciprofloxacin, nhóm thấy rằng MIC của thuốc tăng gấp 3 lần sau lần thứ 8 và vào cuối cuộc thử nghiệm 2 tuần, người ta phải tăng lượng ức chế tối thiểu cần thiết của thuốc lên 2000 lần mới kiểm soát được vi khuẩn.

Mặc dù F6 có vẻ đầy hứa hẹn trong lĩnh vực này, nhưng không có gì đảm bảo rằng vi khuẩn sẽ không phát triển khả năng kháng thuốc nhanh hơn. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu có kế hoạch phát triển các dẫn xuất F6, hy vọng làm cho thuốc có hiệu quả hơn.

Theo báo Giáo Dục Thời Đại

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC