Vaccine dịch tả lợn châu Phi: Cơ hội nâng tầm ngành chăn nuôi Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, việc Việt Nam sản xuất được vaccine dịch tả lợn châu Phi có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển chăn nuôi lợn. Bởi với một đất nước có hơn 50% là chăn nuôi nhỏ lẻ, có vaccine sẽ là “lá chắn thép” trong phát triển chăn nuôi lợn.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, việc Việt Nam sản xuất được vaccine dịch tả lợn châu Phi có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển chăn nuôi lợn. Bởi với một đất nước có hơn 50% là chăn nuôi nhỏ lẻ, có vaccine sẽ là “lá chắn thép” trong phát triển chăn nuôi lợn.

 

 


Vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi do Công ty NAVETCO sản xuất. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết thêm việc nhiều quốc gia có ngành chăn nuôi tiên tiến vẫn bị dịch tả lợn châu Phi như Pháp, Thái Lan… sẽ là cơ hội để Việt Nam nâng cao tầm vóc của ngành chăn nuôi - thú y với khu vực và thế giới. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Việt Nam có thể xuất khẩu được vaccine sang các nước. Nhiều quốc gia đã liên hệ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, doanh nghiệp để có những trao đổi, mua bán vaccine.

Với việc Việt Nam sản xuất được vaccine dịch tả lợn châu Phi cũng như các loại vaccine, thuốc thú y khác để phục vụ phát triển chăn nuôi cũng như phòng chống dịch bệnh đã thêm khẳng định vị trí, vai trò, năng lực của các nhà khoa học trong ngành thú y. Việt Nam có đủ năng lực để tiếp nhận các công nghệ, khoa học tiên tiến hiện đại, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.

Trước khi đưa vaccine dịch tả lợn châu Phi sử dụng trên phạm vi toàn quốc, trên cơ sở kinh nghiệm của vaccine bệnh lở mồm long móng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sẽ tổ chức giám sát, sử dụng 600.000 liều ở diện hẹp, được giám sát chặt chẽ, lấy mẫu đánh giá lưu hành virus và đáp ứng miễn dịch bảo hộ.

Với việc Việt Nam sản xuất, thương mại vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng đây sẽ là biện pháp hạt nhân vô cùng quan trọng trong chuỗi an toàn thực phẩm với bước đầu tiên là đảm bảo an toàn cho nền chăn nuôi lợn Việt Nam. Không chỉ các doanh nghiệp lớn, vừa, hợp tác xã mà ngay cả nông hộ có điều kiện áp dụng một phương pháp bảo vệ rất tốt.

“Từ đây sẽ tạo ra bước ngoặt rất lớn, không chỉ đảm bảo một thành tựu về kinh tế, kỹ thuật còn mở ra thành tựu về khoa học kỹ thuật về thú y Việt Nam lên tầm mới. Từ đây cho phép chúng ta tiếp tục nghiên cứu những nhóm giải pháp, sản phẩm vaccine,  sản phẩm sinh học khác để đảm bảo nền chăn nuôi Việt Nam phát triển, hội nhập và thực hiện thành công Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045", ông Nguyễn Xuân Cường nhận định.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện lần đầu tiên tại châu Phi vào năm 1921. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Bệnh lây lan xảy ra ở khắp các châu lục, đặc biệt từ năm 2016 đến nay, gây thiệt hại kinh tế các nước rất lớn, bởi phải tiêu hủy hàng trăm triệu con lợn.

Đối với Việt Nam, tháng 2/2019, Việt Nam bắt đầu ghi nhận có dịch tả lợn châu Phi. Đây cũng là thời điểm bắt đầu thảm hoạ dịch bệnh lịch sử mà người chăn nuôi phải hứng chịu.

Sau 7 tháng kể từ ngày xuất hiện ổ dịch đầu tiên, tháng 9/2019, dịch tả lợn châu Phi đã lây lan ra khắp 63 tỉnh, thành cả nước. Ở giai đoạn đỉnh điểm tháng 4 và tháng 5/2019, lợn chết dịch hoành hành đến mức một số địa phương phải than “không còn quỹ đất để chôn”, ngân sách hỗ trợ cho việc phòng chống dịch, tiêu hủy lớn chưa từng có. Bệnh dịch đã làm chết và tiêu hủy 6 triệu con lợn, giảm 9% sản lượng thịt, thiệt hại khoảng 30.000 tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số CPI năm 2020.

Trước thực trạng nguy hiểm của bệnh, ngành nông nghiệp đã phải đưa ra giải pháp khuyến cáo người dân thực hiện biện pháp an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh nghiêm ngặt và tiêm phòng đủ các loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm khác cho đàn lợn. Việc người ra/vào chuồng trại được kiểm soát nghiêm ngặt. Nguồn nước, thức ăn… đều phải kiểm soát chặt chẽ, tránh mọi nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập. Đương nhiên là thực hiện các giải pháp trên khiến chi phí chăn nuôi lợn cũng tăng lên đáng kể và không phải quy mô chăn nuôi nào cũng có thể áp dụng.

Dù đã chăm sóc rất kỹ, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thực hiện tiêm phòng vaccine các loại bệnh truyền nhiễm theo định kỳ nhưng mới đây, đàn lợn của gia đình bà Lê Thị Quyền, hộ chăn nuôi ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu lợn vẫn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Hay xa hơn như bà Nguyễn Thị Hưng tại thị xã Duy Tiên, Hà Nam, tài sản đàn lợn hơn 20 con thịt của gia đình bà đã bị dịch tả lợn châu Phi “quét sạch” từ cuối năm 2020. Trước sự tàn phá của dịch, lo ngại dịch bệnh trở lại, đến nay bà vẫn còn sợ hãi không dám tái đàn.

Với hộ chăn nuôi nhỏ như bà Quyền hay bà Hưng, việc lợn bị mắc bệnh, tiêu hủy, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập kinh tế gia đình. Đa phần bà con ít vốn, chăn nuôi với quy mô gia trại số lượng vài chục con, nên khi lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc khôi phục tái đàn. Không ít trường hợp rơi vào cảnh khó khăn nợ nần.

Từ khi dịch xuất hiện đến nay, dịch tả lợn châu Phi vẫn xảy ra ở các tỉnh, thành phố. Dịch xảy ra chủ yếu ở chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chưa đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học. Mặc dù, chăn nuôi đang có chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi hộ có quy mô lớn hơn, tăng phát triển các mô hình trang trại, tập trung và hình thành các chuỗi giá trị chăn nuôi, nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2021, theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, cả nước có 20.843 cơ sở chăn nuôi lợn từ 10 con trở lên với tổng đầu con 11,7 triệu con, chiếm tỷ lệ 41,6% so với tổng đàn lợn của cả nước.

Với thời kỳ là "tư lệnh" ngành nông nghiệp và chứng kiến dịch tả lợn châu Phi bùng phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đánh giá, bệnh dịch tả lợn châu Phi là loại bệnh nguy hiểm nhất trong các loại bệnh trong chăn nuôi lợn, nó sẽ tàn phá ngành chăn nuôi nếu xảy ra. Sự tàn phá của bệnh dịch này đã làm cho nông dân, hợp tác xã bị khánh kiệt.

Hơn ai hết, chính những hộ sản xuất nhỏ, kinh tế gia đình phụ thuộc vào chăn nuôi càng mong sớm có vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi hơn bao giờ hết. Như bà Hưng chỉ mong sớm có vaccine bán cho người chăn nuôi thì bà mới dám tái đàn trở lại.

Theo TTXVN

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC