Virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi có thể sống sót trong thực phẩm chưa nấu chín

Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi hoành hành ở Trung Quốc, người chăn nuôi và tiêu dùng Việt Nam đang vô cùng hoang mang, lo lắng liệu loại virus nguy hiểm này có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người không?

Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi hoành hành ở Trung Quốc, người chăn nuôi và tiêu dùng Việt Nam đang vô cùng hoang mang, lo lắng liệu loại virus nguy hiểm này có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người không?

 

 

 


Virus dịch tả lợn có thể sống sót trong các sản phẩm thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao.

Virus Dịch tả lợn châu Phi có thể tồn tại suốt đời trên vật chủ

Trên Báo Lao động, theo OIE, bệnh Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn; bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, tỉ lệ chết cao lên đến 100%.

Virus gây ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang virus trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh.

Theo báo Dân Việt, virus có 1 serotype, nhưng phát hiện có tới 16 genotypes và nhiều chủng khác nhau có độc lực khác nhau. Virus Dịch tả lợn châu Phi được tìm thấy trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh và chết bởi bệnh này. Lợn sau khi khỏi bệnh sẽ ở thể mãn tính có thể mang virus suốt đời.

Cũng theo OIE, "siêu" virus này có khả năng kháng khuẩn và khử trùng, có thể tồn tại trong chất tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn như xúc xích, giăm bông, salami. Nó tồn tại trong thời gian 2 - 4 tháng trong một cơ sở bị nhiễm bệnh và 5-6 tháng trong thịt bị nhiễm bệnh.

Virus này có thể sống sót trong xúc xích hun khói hoặc một phần xúc xích và các sản phẩm thịt lợn khác. Trong các sản phẩm thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao, virus có thể chịu được trong thời gian dài 3-6 tháng; Virus này có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C trong 70 phút hoặc ở 60°C trong 20 phút.

Virus sống trong máu đã phân hủy được 15 tuần; trong máu khô không được 70 ngày; trong phân ở nhiệt độ phòng được 11 ngày; trong máu lợn ở nhiệt độ 4°C trong 18 tháng; trong thịt dính xương ở nhiệt độ 39°C được 150 ngày; trong giăm bông được 140 ngày và ở nhiệt độ 50°C tồn tại trong 3 giờ. Trong môi trường không có huyết thanh, virus có thể bị phá hủy ở pH< 3.9 hoặc ở pH > 11.5. Môi trường có huyết thanh virus có thể tồn tại được ở pH = 13.4 trong 7 ngày; không có huyết thanh virus có thể sống được 21 giờ.

Hóa chất để diệt virus Dịch tả lợn châu Phi bao gồm ether, chloroform và hợp chất iodine hoặc sử dụng Sodium hydroxide với tỉ lệ 8/1000 hoặc formalin với tỉ lệ 3/1000 hoặc chất tẩy trắng hypochlorite chứa chlorine 2.3% hoặc chất ortho-phenylphenol 3% nhưng phải duy trì thời gian 30 phút.

Thời gian ủ bệnh của bệnh Dịch tả lợn châu Phi từ 3-15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày. Virus Dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus và ăn thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn.

Dịch tả lợn châu Phi có ảnh hưởng đến sức khỏe con người?

Infonet dẫn thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), ngày 01/8/2018, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên được báo cáo xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc. Tính đến ngày 25/8/2018, tổng cộng đã có 04 ổ dịch Dịch tả lợn Châu Phi được Trung Quốc báo cáo cho OIE với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là gần 10.000 con.

 

 


Một trại lợn ở Trung Quốc

Ngày 28/8, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), cảnh báo bán đảo Triều Tiên và Đông Nam Á, có thể là hai khu vực sắp chịu ảnh hưởng của virus dịch tả lợn châu Phi, theo Bloomberg. Nội dung cảnh báo nêu rõ: “Việc phát hiện virus trên phương diện rộng về địa lý ở Trung Quốc, dấy lên lo ngại rằng dịch bệnh có thể vượt qua biên giới, tới các nước láng giềng Đông Nam Á và bán đảo Triều Tiên, những nơi buôn bán và tiêu thụ nhiều thịt lợn”.

“Sự di chuyển của các sản phẩm từ lợn, có thể khiến các loại dịch bệnh lây lan nhanh, trong trường hợp của dịch tả lợn châu Phi, dường như nó lan rộng từ các chế phẩm từ thịt lợn. Sự bùng phát này nhanh hơn việc lợn sống lây truyền virus cho nhau. Có thể nhiều vùng khác của Trung Quốc cũng sẽ bị lây lan dịch tả lợn châu Phi” - Báo Nông nghiệp dẫn lời Juan Lubroth, chuyên gia thú y của FAO, cho biết.

 

 


Dịch tả lợn châu Phi khiến cho thận con lợn bị xuất huyết

Báo Nông nghiệp thông tin, trước cảnh báo này, Cục Chăn nuôi và Phòng chống dịch bệnh Thái Lan gửi các cơ quan chức năng của nước này yêu cầu ngừng NK lợn sống và sản phẩm thịt lợn từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng như các nước đã xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi với thời gian ngừng NK ít nhất 90 ngày.

Tờ Bloomberg đưa tin Trung Quốc đang nỗ lực kiểm tra các trang trại lợn của tư nhân, đồng thời đề nghị bồi thường cho nông dân trong bất cứ tổn thất nào về chăn nuôi. Giới quan sát lo ngại tình trạng tồi tệ năm 2006 sẽ lặp lại. Khi đó, Trung Quốc chật vật xử lý dịch tai xanh ở lợn khiến hàng triệu con bị chết, dẫn đến giá thịt lợn năm 2007 tăng gấp 4 lần.

Hiện nay, chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Dịch tả lợn châu Phi, vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan. Các biện pháp chủ yếu như kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học được nhiều nước đã và đang áp dụng.

Báo Dân Việt thông tin, theo nghiên cứu của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), ở dạng cấp tính của bệnh do các chủng có độc lực cao, con heo có thể bị sốt cao, nhưng không có triệu chứng đáng chú ý nào trong vài ngày đầu. Sau đó, heo dần dần mất đi sự thèm ăn và trở nên chán nản.

Ở những con lợn da trắng, các chi có thể chuyển sang màu xanh tím và xuất huyết trở nên rõ ràng trên tai và bụng. Các nhóm lợn bị nhiễm bệnh nằm lộn xộn cùng nhau run rẩy, thở bất thường, và đôi khi ho. Nếu buộc phải đứng, heo đứng không vững. Trong vòng vài ngày sau khi nhiễm trùng, heo sẽ bị hôn mê, sau đó chết.

Ở heo nái mang thai, sẩy thai tự phát xảy ra. Đối với heo nhiễm trùng nhẹ hơn, heo bị bệnh giảm cân, và phát triển các dấu hiệu viêm phổi, loét da và sưng khớp.

Dù rất nguy hiểm với loài lợn nhưng theo OIE, con người không dễ bị bệnh này.

Theo báo Phụ Nữ

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC