Vui buồn chuyện tôm trong hạn, mặn

Thời tiết thuận lợi, tôm được mùa thì giá giảm thê thảm, người nuôi xót xa mỗi lần cân tôm bán, hộ lãi thì ít mà lỗ thì nhiều. Nay giá tôm đang cao và còn khả năng cao hơn nữa nhưng lại chả ai dám thả giống…

Thời tiết thuận lợi, tôm được mùa thì giá giảm thê thảm, người nuôi xót xa mỗi lần cân tôm bán, hộ lãi thì ít mà lỗ thì nhiều. Nay giá tôm đang cao và còn khả năng cao hơn nữa nhưng lại chả ai dám thả giống…

Địa chất, điều kiện tự nhiên các tỉnh ven biển ĐBSCL rất phù hợp để tôm nước lợ phát triển, thực tế sản lượng tôm nước lợ của vùng hàng năm chiếm đến 80% cả nước. Tuy nhiên, trước thực trạng hạn mặn gay gắt, con tôm đang gặp rất nhiều khó khăn trên chính vùng đất thế mạnh của mình. Mặc dù, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg đang được thu mua tại ao với giá trên dưới 100.000 đồng/kg; loại 70 con/kg giá 120.000 đồng/kg, cao gấp khoảng 1,5 lần năm rồi, nhưng người nuôi tôm công nghiệp vẫn không mặn mà thả giống.

Tẻ nhạt vùng nuôi công nghiệp

Bạc Liêu là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn thứ 2 cả nước. Đặc biệt, hình thức nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp trên địa bàn phát triển rất mạnh, với diện tích lên tới hơn 19.000 ha. Tuy vậy, khu vực nuôi tôm công nghiệp lớn nhất nơi đây tập trung tại các xã: Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A… (huyện Hòa Bình) rất tẻ nhạt do hạn mặn.

Ghi nhận của chúng tôi, trên tuyến hành lang đê ven qua địa bàn huyện, mới có ao nuôi tôm đang chạy quạt nước. Ông Lý Thanh Dân, xã Vĩnh Thịnh cho biết: “Tôi đã chủ động, chứa lại nguồn nước có độ mặn thấp từ trong mùa mưa nhưng cũng chỉ đủ để nuôi 1 trong 4 ao. Trong môi trường độ mặn cao tôm rất chậm lớn, giá có cao cũng khó có lời, thêm vào đó cơ quan chức năng đã có khuyến cáo… Bây giờ có hỗ trợ giống miễn phí tôi cũng không dám thả các ao còn lại”.

Đi dọc theo tuyến Quốc lộ 1A (đoạn qua huyện Cái Nước, Cà Mau), dễ dàng nhận ra sự hiu quạnh lạ thường tại nơi vốn bùng phát nuôi thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh trong 2 năm qua. Chúng tôi mỏi mắt nhìn hai bên đường để tìm bóng người ngoài đầm tôm hỏi thăm nhưng không có, chỉ thấy nhiều ao nuôi khô trơ đáy, các dàn quạt nước nằm ngổn ngang ven bờ. Ghé lại một khu nuôi tôm quy mô khoảng 2 ha, được quy hoạch khá chỉnh trang, nhưng nằm bất động ven đường, chúng tôi được anh Út Chiến - chủ hộ nuôi (xã Hưng Mỹ) cho biết, khu đất này anh và người em cùng nuôi. Vụ rồi anh thu hoạch tôm thấy giá cao cũng muốn thả lại, nhưng thời tiết khắc nghiệt quá nên phân vân. “Hiện độ mặn ngoài sông đã trên 30‰, còn trong ao lên tới gần 40‰ nên anh em tôi đang do dự” - anh Út nói.

http://thuysanvietnam.com.vn/uploads/article2/baiviet/nuoitrong/z300-Thuy-san-Viet-Nam4469-.jpg
Hạn mặn phức tạp, mặc dù giá cao nhiều người nuôi tôm vẫn treo đầm - Ảnh: Diệu Lữ

Còn gia đình ông Nguyễn Văn Nam (ngụ xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng) đã xuống giống 2 ao tôm được 35 ngày. Theo ông, nếu nuôi ở độ mặn bình thường tôm hiện nay phải đạt dưới 300 con/kg, nhưng diện tích 4.000 m2 ông đang nuôi vừa đạt size 500 con/kg.

Nhiều hộ dân nuôi tôm cho biết thêm, trừ những người đã mạnh dạn thả nuôi từ sau Tết Nguyên đán thì đến nay còn đang tiến hành, chứ hiện tại ít ai dám “đổ tiền” vào đầm tôm lúc nắng nóng khốc liệt thế này. Theo thống kê, diện tích thả nuôi tôm công nghiệp của các tỉnh ĐBSCL đều rất khiêm tốn. Tại Cà Mau, diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh hiện khoảng 40% trong tổng số 12.000 ha nuôi.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên được ngành nông nghiệp các tỉnh xác định là hạn hán phức tạp làm nhiệt độ, độ mặn tăng cao, tăng nguy cơ gây bệnh. Ông Phạm Hoàng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy Sản Bạc Liêu cho biết, tiến độ thả nuôi tôm trên địa bàn tỉnh năm nay chậm hơn nhiều so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính là do tình hình nắng nóng đã làm nhiệt độ và độ mặn tăng rất cao, người dân tỏ ra rất thận trọng. Theo dự đoán, độ mặn sẽ còn tăng cao trong thời gian tới. Theo đó khuyến cáo người nuôi, trừ những hộ chủ động trữ được nguồn nước có độ mặn thấp để pha loãng hạ thấp độ mặn, nếu không không nên thả nuôi mà đợi đến đầu mùa mưa, khi độ mặn giảm bớt thì mới tiến hành xuống giống.

Méo mặt nuôi quảng canh

Diện tích nuôi quảng canh cải tiến (QCCT) của Cà Mau khoảng 80.000 ha tập trung tại các huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời…; nhưng hiện diện tích đang thả nuôi của tỉnh chỉ khoảng 85%. Ông Ngô Văn Thành (ngụ xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời) cho biết, đã nuôi tôm hơn 13 năm, chưa năm nào ông thấy tình hình khô hạn lại căng như vậy. Hiện, quanh đây có nhiều hộ vuông cạn quá, không dữ được mực nước nên tôm thiệt hại nhiều. Riêng gia đình ông, chưa phát hiện tôm chết, nhưng sản lượng thu hoạch ngày càng ít. Do đó, rất khó để tôm có thể sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên như hiện nay.

Còn ông Nguyễn Văn Toại (ngụ xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân) thở dài: “Tôi phát hiện tôm nhà chết rải rác mấy tuần qua, lập tức lấy nước ngoài kênh vào để bớt độ nóng trong ao. Không biết do sốc, hay nguồn nước bị nhiễm bệnh mà tình tình còn tồi tệ hơn. Mấy chục ngàn con giống coi như đi theo mây khói”.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp Cà Mau, tình hình nắng nóng không chỉ ảnh hưởng đến nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp mà còn gây thiệt hại hàng loạt diện tích nuôi tôm quảng canh. Đến nay, diện tích tôm nuôi quảng canh của Cà Mau bị bệnh và thiệt hại đã lên hơn 3.000 ha, tăng 50% so cùng kỳ năm 2015, mức độ thiệt hại khoảng 30 - 70%.

Huyện Đông Hải có diện tích nuôi tôm quảng canh khoảng 35.000 ha, đứng đầu tỉnh Bạc Liêu. Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó trưởng phòng NN&PTNT Đông Hải chia sẻ, nắng nóng làm hơi nước bốc nhanh, độ mặn trong vuông tôm tăng rất mạnh. Trong khi, nước ngoài các kênh thủy lợi, độ mặn cũng chòm chèm trong vuông nên chẳng giúp được gì. Với độ mặn vào khoảng 35‰ và nhiệt độ 35 - 370C độ như hiện nay thì toàn bộ diện tích nuôi tôm của huyện ít nhiều đều bị ảnh hưởng.

Thời tiết nắng nóng thời gian vừa qua trên tại Bạc Liêu, đã làm gần 10.000 ha nuôi tôm bị ảnh hưởng. Trong đó, chủ yếu là diện tích nuôi QCCT. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh này, trong thời gian tới diện tích tôm thiệt hại có thể còn tăng.

Theo Vụ Nuôi trồng Thủy sản, tình hình xâm nhập mặn đang gây ảnh hưởng trực tiếp đối với nuôi trồng thủy sản ở một số tỉnh của khu vực ĐBSCL, nhất là đối với nuôi tôm nước lợ. Độ mặn hiện dao động 15 - 30‰. Riêng  các tỉnh: Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang độ mặn hơn 30‰, xâm nhập đi sâu vào đất liền 70 km.

Theo báo Thuỷ Sản Việt Nam

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC