Xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam: Cần chú trọng đến sản xuất giống

Trong bối cảnh ngành tôm Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước đối thủ thì việc đưa tôm thành mặt hàng chiến lược quốc gia để có những chính sách tạo động lực phát triển thương hiệu tôm Việt Nam lớn mạnh trên thị trường thế giới có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trong bối cảnh ngành tôm Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước đối thủ thì việc đưa tôm thành mặt hàng chiến lược quốc gia để có những chính sách tạo động lực phát triển thương hiệu tôm Việt Nam lớn mạnh trên thị trường thế giới có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Hiện nay, diện tích nuôi tôm cả nước vào khoảng 680.000 ha, tương đương với nhu cầu 130 tỷ con giống mỗi năm. Chất lượng giống gần như quyết định toàn bộ sự thành công của nghề nuôi bởi liên quan đến chất lượng, sản lượng và dịch bệnh.

 

Xay dung thuong hieu tom Viet Nam: Can chu trong den san xuat giong - Anh 1

 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xem xét đưa con tôm thành sản phẩm chủ lực quốc gia, từ đó đề ra những chiến lược hành động mang tính đột phá, xây dựng phát triển ngành công nghiệp tôm. (Ảnh:Internet)

Tôm là mặt hàng có thị trường rất rộng lên đến 7 tỷ người trên thế giới và là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch trên 3 tỷ USD – ngang bằng với kim ngạch xuất khẩu gạo. Trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, chúng ta cần biến thách thức thành lợi thế, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long khi nước biển dâng, khi hạn mặn thì chúng ta sẽ chuyển một bộ phận từ lúa sang thủy sản, trong đó có con tôm. Để đạt được mục tiêu này, phải có bước đi táo bạo hơn kể cả sản phẩm giống, thức ăn, công nghệ….

Tại Hội nghị quản lý tôm giống nước lợ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: “Trong tái cơ cấu thủy sản thì con tôm có một dư địa lớn, giúp bù đắp một phần tăng trưởng của ngành nông nghiệp 6 tháng cuối năm. Đó là trước mắt, còn về lâu dài con tôm hiện nay được coi là một mặt hàng chiến lược hàng hóa của chúng ta”.

Để nâng tầm được tôm Việt thì cần phải nâng cao giá trị gia tăng, làm sao đảm bảo giá trị tăng liên tục bằng cách tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực cho ngành tôm. Trong đó, một trong những khâu then chốt để tăng chất cho ngành tôm, đó chính là nguồn giống.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hiệp hội tôm Bình Thuận, thực tế cho thấy chất lượng con giống quyết định 70% sự thành công của người nuôi tôm thịt nên chất lượng con giống rất quan trọng đối với nghề nuôi tôm ở Việt Nam. Nếu còn phụ thuộc đến 60% vào nguồn giống nhập khẩu thì ngành tôm khó có thể phát triển. Bởi, tình trạng thu gom tôm giống tràn lan của các công ty tôm giống, khiến tôm giống ra thị trường không thể kiểm soát nguồn gốc, chất lượng đồng thời những bất cập trong quản lý thuốc hóa chất, thuốc thú y, thủy sản… đã ảnh hưởng rất nhiều đến người nuôi.

Hiệp hội tôm Bình Thuận kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chú trọng đến công tác quản lý chất lượng tôm bố mẹ, nhất là khâu kiểm định, xét nghiệm bệnh, đồng thời cần đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất tôm bố mẹ trong nước vì vừa giảm chi phí sản xuất vừa thích hợp với điều kiện, thổ nhưỡng, đảm bảo yếu tố lâu dài và bền vững.

Theo các chuyên gia về nông nghiệp, Việt Nam cần xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển mặt hàng tôm, phải quản lý được chất lượng theo chuỗi giá trị bền vững thì mới hướng tới khẳng định đươc thương hiệu con tôm Việt Nam trên trường quốc tế và có thể trở thành cường quốc về tôm.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương, doanh nghiệp sản xuất tôm cần “sốc lại đội hình”, một mặt duy trì chiến lược cạnh tranh, một mặt duy trì con tôm thương mại tốt như hiện nay để ổn định cơ cấu thị phần…. Bên cạnh đó, cần đưa tôm thành mặt hàng chiến lược quốc gia để có chính sách tạo động lực nhằm phát triển thương hiệu tôm Việt Nam lớn mạnh trên thị trường thế giới.

Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng tôm nuôi nước lợ đạt 191 nghìn tấn, bằng 28% kế hoạch năm 2016. Dự kiến, năm 2016 tiếp tục là năm thắng lợi của ngành tôm Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu vượt 3 tỷ USD.

Về sản xuất tôm giống, theo Tổng cục Thủy sản, tính đến tháng 6 năm 2016, cả nước có 1.750 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó có 1.200 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 510 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Các cơ sở đã sản xuất được hơn 55 tỷ con giống, đáp ứng khoảng 42% nhu cầu tôm giống trên cả nước.

Theo báo Công Luận

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC