2015, xuất khẩu tôm khó về đích

So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu tôm nói riêng và thủy sản cả nói chung khó khăn hơn rất nhiều, giá trị xuất khẩu các tháng hầu hết giảm và giảm ở nhiều thị trường. Liệu ngành tôm có về đích?

So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu tôm nói riêng và thủy sản cả nói chung khó khăn hơn rất nhiều, giá trị xuất khẩu các tháng hầu hết giảm và giảm ở nhiều thị trường. Liệu ngành tôm có về đích?

Tín hiệu khả quan

Ngày 7/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 1/2/2013 đến 31/1/2014. Theo đó, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8. Đây là tín hiệu đáng mừng với xuất khẩu tôm của Việt Nam. Mức thuế POR9 giảm mạnh so với POR8 phần nào giúp tháo gỡ gánh nặng về thuếxuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Theo đó, dự đoán xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm gần 50% trong 8 tháng đầu năm.

Tôm sú là món thủy sản ưa thích của người Mỹ.Tuy nhiên,gần 90% là tôm nhập khẩu, phần lớn từ Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc và Ecuador. Điều này chứng tỏ nhu cầu tôm từ thị trường Mỹ luôn cao. Các doanh nghiệp Việt Nam nên có chiến lược xuất khẩu phù hợp để có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.Hiệp định TPP khi có hiệu lực cũng hứa hẹn viễn cảnh sáng sủa cho tôm Việt Nam. Tuy nhiên, tôm Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm và những quy định do phía Mỹ đề ra. Làn sóng ồ ạt xuất khẩu vào Mỹ sẽ gây áp lực lên ngành tôm nước này và có thể Mỹ sẽ nghĩ tới những biện pháp bảo hộ cho ngành tôm nội địa.

http://thuysanvietnam.com.vn/uploads/article2/baiviet/thuongmai/z300-con-tom-1307-.jpg

Chế biến tôm xuất khẩu - Ảnh: Phan Thanh Cường

Nhưng khó khăn chưa dứt

Các nước như Ấn Độ, Indonesia sẽ tăng cường xuất khẩu sang Mỹ khi đồng nội tệ của các nước này hạ giá so với đồng USD. Giá tôm trên thị trường Mỹ có thể sẽ tiếp tục giảm. Trong 5 nhà cung cấp tôm hàng đầu cho Mỹ, duy nhất có Ấn Độ tăng trưởng 4,4% về xuất khẩu tôm sang thị trường này trong 7 tháng đầu năm nay.

Việc đồng tiền các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam tiếp tục mất giá đồng nghĩa là hàng thủy sản của Việt Nam sẽ có giá bán đắt hơn. Cụ thể: đồng Euro mất giá 5,4% so đồng USD; đồng Yên đã giảm 22% kể từ cuối năm 2012 (riêng nửa đầu năm 2015 giảm trên dưới 4,3%) so đồng USD; ngoài ra các nước xuất khẩu thủy sản trong khu vực tiếp tục phá giá đồng nội tệ với biên độ cao hơn như đồng Baht Thái Lan mất giá 7,5% so đồng USD, đồng Nhân dân tệ mất giá 3,75%, trong khi Việt Nam chỉ dừng lại ở mức không quá 3% vẫn thấp hơn so sự phá giá đồng tiền của các nước. Điều này đồng nghĩa với việc con tôm Việt Nam sẽ có sức kém cạnh tranh hơn so các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo đó, ở những tháng cuối năm 2015 nhiều khả năng xuất khẩu tôm khó đạt mục tiêu.

Trước những cơ hội và thách thức đan xen đối với xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm hơn sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, thay vì chỉ xuất tôm thịt, tôm nguyên liệu đông lạnh. Bên cạnh đó, tìm cách nâng cao năng lực quản trị, lường trước diễn biến thị trường và phải thay đổi từ chất lượng, chi phí sản xuất.

Cùng đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục nới lỏng biên độ phá giá đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu mặt hàng tôm nói riêng và các mặt hàng xuất khẩu khác nói chung của Việt Nam trên cơ sở cân đối sự phá giá đồng tiền nội tệ của các nước trong khu vực và trên thế giới.Đồng thời, xem xét điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu xuống dưới mức trần 7% như hiện nay, tăng hạn mức tín dụng; và tăng thời gian cho vay.

Còn với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, cần đảm bảo đơn hàng đã ký kết với đối tác nước ngoài về giá, chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác của nhà nhập khẩu. Nếu không đáp ứng được thì khả năng chúng ta sẽ mất bạn hàng rất lớn trong bối cảnh có nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, 4 tháng cuối năm sẽ có sự tăng tốc nhanh hơn của xuất khẩu do theo quy luật của thị trường quốc tế, những tháng cuối năm là cao điểm thực hiện hợp đồng thương mại của dệt may, da giày, nông sản...

Theo Báo Thuỷ Sản Việt Nam

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC